"Vua gà" Tuy Phước
16:40', 18/1/ 2004 (GMT+7)

Công nhân trong trang trại nuôi gà của anh Dư đang phân loại trứng

Đó là cái tên khá thân mật mà mỗi khi nhắc đến anh Lê Văn Dư ở thôn Huỳnh Mai xã Phước Nghĩa - Tuy Phước, nhiều nông dân ở đây thường ví von như vậy bởi tài chăn nuôi quá "siêu đẳng" của anh. Tết này anh Dư vừa tròn 32 tuổi nhưng đã có hơn 10 năm làm nghề chăn nuôi và là một trong những thanh niên làm ăn thành đạt nhất Tuy Phước hiện nay.

Tìm đến nhà anh Dư vào những ngày cuối năm Quý Mùi, chúng tôi thấy công việc chăn nuôi của gia đình anh khá bận rộn, người mua kẻ bán ra vào tấp nập. Nhìn ngôi nhà khang trang và khu trang trại chăn nuôi khá quy mô, tôi không nghĩ rằng trước đây gia đình anh thuộc diện nghèo nhất vùng. Anh kể, trước năm 1990, gia đình anh còn nghèo túng lắm, bản thân anh lại không có việc làm ổn định. Thế rồi nghề chăn nuôi đã đến với anh một cách rất tình cờ. Trong một lần đi chơi ở nhà một người bạn có trang trại chăn nuôi gà, anh đã nảy sinh một ý định khá táo bạo, làm giàu bằng chính nghề chăn nuôi mà bạn anh đang làm. Lúc đầu do khó khăn về nguồn vốn và kỹ thuật, anh thận trọng nuôi thử 50 con gà thả vườn, nhờ chăm sóc khá tốt nên chẳng mấy chốc đàn gà bắt đầu cho trứng…

Thành công bước đầu đã kích thích sự đam mê và khát khao vươn lên làm giàu bằng nghề chăn nuôi của anh. Với quy mô 50 con gà ta ban đầu, với phương thức "lấy ngắn nuôi dài", gà đẻ ra đến đâu anh không bán trứng mà lại tiếp tục cho ấp lấy giống để nuôi tiếp. Nhờ vậy, chẳng mấy chốc mà đàn gà của anh lớn dần về số lượng. Sau thời gian tích lũy được lưng vốn kha khá, năm 1996, anh quyết định đầu tư mở rộng thành quy mô trang trại. Không có đất xây dựng chuồng trại, anh liên hệ với chính quyền đấu thầu 10.000 m2 đất hoang hóa ở chân núi Huỳnh Mai, đầu tư 100 triệu đồng lắp đặt hệ thống máy ấp trứng tự động để sản xuất cung ứng gà giống. Nhờ những suy nghĩ và hành động táo bạo trong việc tính toán làm ăn, đến nay trang trại chăn nuôi gà của anh Dư lúc nào cũng có khoảng 3.000 con gà cho trứng. Toàn bộ số trứng anh cho vào lò ấp để cung ứng giống cho bà con nông dân.

Sau nhiều năm phát triển chăn nuôi, từ đôi tay trắng, hiện nay gia đình anh Lê Văn Dư mỗi năm có mức doanh thu trên 500 triệu đồng, trừ mọi chi phí còn lãi ròng trên 100 triệu đồng. Không những là người biết cách làm giàu cho bản thân, anh Dư còn được mọi người dân nơi đây biết đến như một tấm gương sáng trong việc giúp đỡ bà con nông dân trong vùng cùng phát triển chăn nuôi. Anh đã giúp vốn và hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho hàng trăm hộ trong vùng biết cách chăn nuôi và làm giàu chính đáng như mình. Hỏi về kinh nghiệm nào giúp anh thành công, anh Dư cười khiêm tốn: "Có gì đâu, đó chỉ là sự cần cù và biết vượt lên chính mình để thoát khỏi phận đói nghèo đã giúp tôi có được những thành quả như ngày hôm nay!".

NGUYỄN HÂN

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cổ phần hóa - Động lực cho các doanh nghiệp phát triển   (16/01/2004)
Những ngày cuối năm ở Khu công nghiệp Phú Tài   (15/01/2004)
Bia Quy Nhơn - Thương hiệu đã được khẳng định  (14/01/2004)
Thị trường phong bao lì xì ngày Tết: Phong phú và đa dạng   (13/01/2004)
Thị trường bánh mứt Tết: Hàng nội lên ngôi!  (12/01/2004)
Đào tạo lập trình viên quốc tế - Một năm nhìn lại  (11/01/2004)
Những cung đường mùa xuân  (09/01/2004)
Du lịch Bình Định - Nhìn từ An Nhơn   (08/01/2004)
Kinh tế tư nhân phát triển năng động và đa dạng hơn  (07/01/2004)
Vì những con tàu, những chuyến hàng   (06/01/2004)
Doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Bình Định với việc áp dụng tiêu chuẩn COC  (05/01/2004)
Mỹ Trinh - Nhộn nhịp mùa kiệu   (04/01/2004)
Nụ hoa mùa xuân đầu tiên đang hé nở   (02/01/2004)
Một năm khơi nguồn nước sạch   (01/01/2004)
Ghềnh Ráng qua thời "Góc bể chân mây"...  (31/12/2003)