Một nông dân bắc cầu cho dân đi
15:11', 17/10/ 2004 (GMT+7)

Xóm 3 và xóm 4 thôn Long Thành, xã Phước Mỹ (Tuy Phước) có 112 hộ với 448 nhân khẩu. Địa hình nơi đây chia cắt với các xóm, thôn khác trong xã, muốn đến 2 xóm trên phải lội qua Bến Tỷ. Ở các tháng mùa khô sự qua lại không sao, nhưng vào mùa mưa nước dâng cao chảy xiết thì việc đi lại của nhân dân rất khó khăn.

Ông Hồ Ngọc Bình và chiếc cầu tre

Ông Hồ Ngọc Bình, năm nay 65 tuổi, một nông dân nhà ở gần suối Bến Tỷ. Năm 1977, ông chứng kiến một người đàn ông lội qua suối bị chết đuối, thế là ông mua sõng chống đò giúp bà con qua lại. Tuy chưa lần nào đò bị chìm, nhưng ông nghĩ đôi lúc cũng khó an toàn nên đặt vấn đề xin chính quyền địa phương cho bắc cầu dân đi. Được địa phương chấp thuận, ông mua tre, thuê công dựng cầu ở đoạn suối ngắn nhất, làm cầu tạm bằng tre chiều dài 20m, ngang 1m, vừa cho một xe máy đi qua, ban đêm sử dụng điện thắp sáng 2 bên đầu cầu. Miệt mài như vậy từ năm 2002 đến nay, ông phục vụ nhân dân qua lại rất an toàn.

Ông Bình tâm sự: "Thấy bà con qua lại lội suối khiêng xe, cõng hàng rất vất vả. Nhất là các cháu học sinh cha, mẹ hàng ngày phải đưa, đón thấy khổ quá. Sẵn có tiền tích cóp được hơn 2,2 triệu đồng tôi xin chính quyền cho bắc cầu tạm và quản lý luôn. Xã đồng ý cho tôi thu phí qua cầu mỗi lượt là 1.000 đồng/xe máy, còn người đi bộ, đi xe đạp tôi không thu".

Từ khi có cây cầu, tuy là cầu tạm, nhưng sự đi lại của bà con trong vùng dễ dàng hơn, nhất là người bị đau yếu phải chuyển đi viện vào ban đêm. Chị Nguyễn Thị Loan, nhà ở xóm 3 thôn Long Thành, cho biết: "Có cây cầu đỡ lắm, chứ trước đây qua suối Bến Tỷ chở hàng phải đi 2 vợ chồng, vừa khiêng xe máy, vừa cõng hàng. Bây giờ chở hàng đi một mình an toàn, cây cầu ông Bình làm giúp chúng tôi rất nhiều, ở xóm tôi ai cũng hoan nghênh việc làm của ông". Ông Lê Xuân Văn, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Mỹ, cho hay: "Vào mùa mưa nước các dòng suối chảy dữ lắm. Ngân sách xã không đủ để chi bắc cầu dân đi, khi ông Bình đặt vấn đề chúng tôi đồng ý ngay. Chiếc cầu của ông đã giúp nhiều người tránh được rủi ro khi qua lại trong mùa lũ".

Việc làm của lão nông Hồ Ngọc Bình rất đáng trân trọng và phát huy.

. Xuân Thức

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Ghi nhận qua cuộc gặp mặt các doanh nhân, doanh nghiệp tại Bình Định   (15/10/2004)
Cả làng cùng mắc nợ vì dịch tôm   (14/10/2004)
Chăn nuôi bò sữa hộ gia đình ở thị trấn Ngô Mây: Phát huy hiệu quả tích cực   (14/10/2004)
Nước mắm Bình Định: Để phát triển ổn định và vươn xa   (13/10/2004)
Người dân Phước An dở khóc dở mếu vì bò sữa   (13/10/2004)
An Lão mùa cau  (12/10/2004)
Dịch vụ ATM ở Bình Định: Đã có bước phát triển đáng ghi nhận   (12/10/2004)
Cây dừa ở Tam Quan Nam: Tiềm năng còn bỏ ngỏ   (11/10/2004)
Phát triển các ngành công nghiệp chủ lực: Khó khăn và thách thức   (11/10/2004)
Chương trình phát triển đàn bò sữa đến năm 2005: Có kịp về đích?  (11/10/2004)
Mở rộng thị trường đồ gỗ của Bình Định ngay tại TPHCM  (08/10/2004)
Tam Quan Bắc bám biển đi lên   (07/10/2004)
Có chí thì nên  (07/10/2004)
Thoát nghèo nhờ sản xuất hợp lý   (06/10/2004)
Còn lắm điều đáng lo ngại   (06/10/2004)