Công ty Lương thực Bình Định: Đi lên từ gian khó
10:11', 21/10/ 2004 (GMT+7)

Trong số 25 doanh nghiệp ở Bình Định vừa được Bộ Thương mại khen thưởng về thành tích xuất khẩu (XK), Công ty Lương thực Bình Định (Tổng Công ty Lương thực miền Nam) là đơn vị được thưởng cao nhất. Trải qua bao thăng trầm, gian khó, Công ty Lương thực Bình Định đã từng bước kinh doanh có hiệu quả.

Công ty Lương thực Bình Định xuất khẩu mì lát qua cảng Quy Nhơn

Công ty Lương thực Bình Định (BIDIFOOD) là một trong những đơn vị được thành lập ngay từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Thời bao cấp, hoạt động của công ty có phần giản đơn. Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường, từ lãnh đạo cho đến cán bộ, nhân viên của công ty hầu như đều tỏ ra bỡ ngỡ và lúng túng khi phải tự bươn chải. Liên tiếp trong nhiều năm liền, nhất là từ 1997 đến 2000, công ty đã phải đương đầu với bao khó khăn, thử thách. Thậm chí, đã có lúc rơi vào tình thế sắp phá sản.

Chính trong thời điểm khó khăn, tập thể BIDIFOOD đã đoàn kết, quyết tâm tìm đường vươn lên. Việc đầu tiên mà công ty tập trung thực hiện là củng cố tổ chức, đổi mới phương thức kinh doanh. Bên cạnh việc củng cố "bộ khung", công ty quyết định giảm 1/3 số lao động dôi dư (33/93 người). Nhằm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, BIDIFOOD đã đầu tư, mua thêm cơ sở chế biến gạo tại An Giang nhằm mở rộng thị trường khu vực phía Nam. Để tăng năng lực hoạt động, Tổng Công ty Lương thực miền Nam còn sáp nhập Công ty Lương thực Gia Lai - Kon Tum vào BIDIFOOD. Nhờ đó, công ty đã mở rộng thị trường Tây Nguyên, đồng thời hướng ra thị trường nước ngoài. Công ty đã xác định: gạo và mì lát là 2 mặt hàng chủ lực đối với công ty và phải biết vịn vào "hạt gạo, lát mì" để đi lên.

Cứ như vậy, BIDIFOOD đã tìm được "lối ra" để thoát khỏi khủng hoảng và từng bước phát triển. Chỉ tính riêng năm 2003, công ty đã XK được gần 65.000 tấn gạo, đạt 120% so với kế hoạch năm và gần 27.000 tấn mì lát, đạt 236% kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) đạt gần 15 triệu USD (tăng 30%); lợi nhuận trước thuế đạt 133% (tăng 33%); thu nhập bình quân đạt trên 2,4 triệu đồng/người/tháng (tăng 120%)… Đáng lưu ý, nhờ KNXK tăng khá, Công ty Lương thực Bình Định đã được UBND tỉnh tặng Bằng khen và thưởng XK với số tiền 378 triệu đồng. Công ty còn được Bộ Thương mại khen thưởng về thành tích XK; được Bộ NN-PTNT tặng Cờ Thi đua xuất sắc và được tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Trong năm 2004 này, Công ty Lương thực Bình Định tiếp tục gặt hái được những kết quả đáng mừng. Đến hết tháng 9-2004, công ty đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu kế hoạch năm, doanh thu đạt 240 tỉ đồng; KNXK đạt 13 triệu USD; nộp ngân sách đạt 179% so với kế hoạch năm và đạt 114% so với cùng kỳ năm 2003; lợi nhuận đạt 225% so với kế hoạch năm và đạt 208% so với cùng kỳ năm 2003…

Đâu là "bí quyết" để BIDIFOOD từ chỗ "kiệt quệ" trở thành đơn vị "ăn nên, làm ra"? Ông Hà Thanh Huynh, Giám đốc công ty, cho biết: "Điều cốt lõi là phải đoàn kết nội bộ, sắp xếp, bố trí cán bộ hợp lý. Bên cạnh đó, phải đổi mới phương thức kinh doanh, không ngừng tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường… Phương châm của chúng tôi là: chất lượng - hiệu quả…"

. Viết Hiền

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Báo động tình trạng ô nhiễm môi trường ở Phước Mỹ   (20/10/2004)
Làm giàu nhờ nuôi cá nước ngọt  (20/10/2004)
Chế biến song mây xuất khẩu: Làm gì để phát triển ổn định?  (19/10/2004)
CN-TTCN Phù Mỹ: Hé một lối ra   (19/10/2004)
Quy hoạch TP Quy Nhơn đến năm 2020: Vận hội mới cho Quy Nhơn   (18/10/2004)
Một nông dân bắc cầu cho dân đi  (17/10/2004)
Ghi nhận qua cuộc gặp mặt các doanh nhân, doanh nghiệp tại Bình Định   (15/10/2004)
Cả làng cùng mắc nợ vì dịch tôm   (14/10/2004)
Chăn nuôi bò sữa hộ gia đình ở thị trấn Ngô Mây: Phát huy hiệu quả tích cực   (14/10/2004)
Nước mắm Bình Định: Để phát triển ổn định và vươn xa   (13/10/2004)
Người dân Phước An dở khóc dở mếu vì bò sữa   (13/10/2004)
An Lão mùa cau  (12/10/2004)
Dịch vụ ATM ở Bình Định: Đã có bước phát triển đáng ghi nhận   (12/10/2004)
Cây dừa ở Tam Quan Nam: Tiềm năng còn bỏ ngỏ   (11/10/2004)
Phát triển các ngành công nghiệp chủ lực: Khó khăn và thách thức   (11/10/2004)