Đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền: Vì sao còn nhiều trở ngại?
14:52', 21/10/ 2004 (GMT+7)

Hiện toàn tỉnh còn trên 1.300 phương tiện tàu thuyền đang hoạt động nhưng chưa được đăng ký, đăng kiểm (ĐKĐK), gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, như: không đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, khai thác thủy sản bằng các nghề cấm, trốn thuế…

Để quản lý được số tàu thuyền này, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Chi cục BVNLTS) đã tăng cường công tác điều tra và tiến hành ĐKĐK. Tuy nhiên, hiện nay công tác này còn gặp phải không ít trở ngại.

* Hàng ngàn tàu thuyền ngoài vòng quản lý

Xã Nhơn Châu (Quy Nhơn) hiện còn nhiều phương tiện tàu thuyền chưa ĐKĐK

Trên địa bàn Bình Định có nhiều tàu thuyền hết thời hạn hoạt động vẫn không được giám sát kỹ thuật, có chủ phương tiện thay máy tàu mà không tiến hành ĐKĐK, gây khó khăn và thiếu thống nhất khi xác định công suất máy. Mặt khác, nhiều ngư dân còn xem nhẹ vấn đề an toàn kỹ thuật của phương tiện; một số cơ sở đóng tàu thuyền còn thiếu cán bộ kỹ thuật và chưa đủ yêu cầu về cơ sở vật chất nên khi đóng tàu còn né tránh việc ĐKĐK.

Trước tình trạng này, thời gian qua, Chi cục BVNLTS đã phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài tỉnh tiến hành điều tra số lượng tàu thuyền chưa ĐKĐK. Chi cục đã thành lập 2 trạm ĐKĐK lưu động thường xuyên đến các địa phương trong tỉnh để tiến hành việc ĐKĐK tàu thuyền cho ngư dân. Đối với tàu thuyền hoạt động ở các ngư trường ngoài tỉnh, hàng năm Chi cục đều có thông báo và tổ chức nhiều đợt kiểm tra an toàn kỹ thuật định kỳ tại nơi có nhiều tàu thuyền của Bình Định đang hoạt động. Ngoài ra, Chi cục còn phối hợp cùng Sở Thủy sản, Cục BVNLTS tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật tàu thuyền cho các chủ cơ sở và cán bộ phụ trách kỹ thuật của các cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền trong tỉnh.

Từ năm 2002 đến nay, qua điều tra, Chi cục đã phát hiện khoảng 2.000 phương tiện có hoạt động nhưng chưa ĐKĐK, đã vận động, tuyên truyền và tiến hành ĐKĐK được 600 phương tiện, nâng số tàu thuyền trên địa bàn tỉnh đã ĐKĐK lên 4.634 chiếc, tăng 10% so với năm 2003.

* ĐKĐK trở ngại: Đâu là nguyên nhân?

Theo ông Trần Văn Vinh, Trưởng phòng Đăng kiểm - Chi cục BVNLTS thì công tác ĐKĐK gặp phải không ít khó khăn, trở ngại. Chẳng hạn, trên địa bàn tỉnh còn một số khu vực không có các chốt của biên phòng cũng như các lực lượng chức năng khác, vì vậy số phương tiện ở các khu vực này gần như hoạt động tự do. Thêm vào đó, một số ngư dân vẫn tự ý đóng mới tàu thuyền có công suất nhỏ song không tiến hành ĐKĐK nên đơn vị không kiểm soát được và số lượng tàu thuyền nhỏ ngày một tăng thêm.

Đa số chủ của phương tiện tàu thuyền chưa ĐKĐK hoạt động khai thác ven bờ, thu nhập thấp, cuộc sống bấp bênh. Vì vậy, việc bỏ ra từ 1 triệu đến 2 triệu đồng tiền lệ phí để tiến hành việc ĐKĐK là thật sự khó khăn đối với họ. Bên cạnh đó, một số địa phương chưa tích cực trong việc tuyên truyền, vận động dẫn đến việc ngư dân hiểu sai, hoặc chưa hiểu hết mục đích, thủ tục cần thiết của việc đăng ký tàu thuyền. Vì vậy, cần phải làm cho ngư dân hiểu rằng việc đăng ký tàu thuyền không chỉ là quy định bắt buộc của công tác quản lý mà còn là điều kiện để được tham gia bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi của chính họ.

Việc tăng cường công tác ĐKĐK là một trong nhũng công việc quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội tàu trong hoạt động khai thác thủy sản. Để tạo điều kiện cho tất cả các chủ phương tiện đánh bắt nhỏ đăng ký chủ quyền, Chi cục BVNLTS đã cử cán bộ xuống từng địa phương tiến hành kiểm tra, xác định điều kiện kỹ thuật của tàu và bắt buộc ngư dân phải tiến hành đăng kiểm mới cho hoạt động. Ngành Thủy sản cũng đã đề nghị Cục Thuế tỉnh chỉ thu lệ phí trước bạ, không truy thu thuế đối với những hộ còn nợ thuế trước đây… nhằm tạo điều kiện cho các chủ phương tiện ĐKĐK phương tiện theo đúng các quy định hiện hành.

. Ngọc Thái

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Công ty Lương thực Bình Định: Đi lên từ gian khó   (21/10/2004)
Báo động tình trạng ô nhiễm môi trường ở Phước Mỹ   (20/10/2004)
Làm giàu nhờ nuôi cá nước ngọt  (20/10/2004)
Chế biến song mây xuất khẩu: Làm gì để phát triển ổn định?  (19/10/2004)
CN-TTCN Phù Mỹ: Hé một lối ra   (19/10/2004)
Quy hoạch TP Quy Nhơn đến năm 2020: Vận hội mới cho Quy Nhơn   (18/10/2004)
Một nông dân bắc cầu cho dân đi  (17/10/2004)
Ghi nhận qua cuộc gặp mặt các doanh nhân, doanh nghiệp tại Bình Định   (15/10/2004)
Cả làng cùng mắc nợ vì dịch tôm   (14/10/2004)
Chăn nuôi bò sữa hộ gia đình ở thị trấn Ngô Mây: Phát huy hiệu quả tích cực   (14/10/2004)
Nước mắm Bình Định: Để phát triển ổn định và vươn xa   (13/10/2004)
Người dân Phước An dở khóc dở mếu vì bò sữa   (13/10/2004)
An Lão mùa cau  (12/10/2004)
Dịch vụ ATM ở Bình Định: Đã có bước phát triển đáng ghi nhận   (12/10/2004)
Cây dừa ở Tam Quan Nam: Tiềm năng còn bỏ ngỏ   (11/10/2004)