Cả thôn thoát nghèo nhờ nuôi bò lai
16:34', 27/10/ 2004 (GMT+7)

Từ hơn 5 năm trở lại đây, người dân Vĩnh Thọ (Vĩnh Hiệp - Vĩnh Thạnh) đã phát triển mạnh phong trào chăn nuôi bò lai và bước đầu có thu nhập ổn định.

Một hộ chăn nuôi bò lai ở thôn Vĩnh Thọ

Từ chỗ tỉ lệ bò lai không quá 10% vào năm 1995, đến nay nhờ thực hiện tốt chương trình cải tạo đàn bò, Vĩnh Thọ hiện có tỉ lệ bò lai 55% so với tổng đàn vào hàng cao nhất huyện. Dân Vĩnh Thọ gần như ai cũng thấy được hiệu quả kinh tế của việc nuôi bò lai nên toàn thôn có đến 95% số hộ nuôi bò lai, hộ nuôi ít nhất cũng vài ba con, hộ nuôi nhiều thì 10 - 15 con. Hộ anh Phạm Văn Mãi trước đây cũng nghèo khó như nhiều gia đình khác trong thôn, nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi bò lai mà nay đã khá hẳn lên; trong chuồng lúc nào cũng có 5 - 6 con bò lai. Theo anh Mãi, để nhanh có lãi, cần chú trọng đầu tư nguồn thức ăn nhằm vỗ béo bò. Mỗi năm, anh đều đặn xuất bán từ 3 đến 4 con, thu lãi không dưới 15 triệu đồng.

Điều đáng nói ở Vĩnh Thọ là bà con đã biết chăn nuôi bò lai theo hướng bán thâm canh. Ngoài thức ăn xanh có sẵn trên đồng bãi, bà con đã bổ sung thêm thức ăn tinh tại chuồng để bò có điều kiện phát huy ưu thế lai. Ông Nguyễn Văn Nghinh - một trong những hộ đầu tiên nuôi bò lai ở Vĩnh Thọ cho biết, cùng với việc đầu tư nâng quy mô đàn bò lai, ông sẽ áp dụng những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong việc chăm sóc đàn bò.

Hiện nay, nhiều hộ ở Vĩnh Thọ có mức thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng mỗi năm từ chăn nuôi bò lai. Nhiều hộ từ nghèo khó, thiếu ăn nay đã có nhà xây kiên cố, mua sắm được nhiều phương tiện sinh hoạt. Có thể nói, việc phát triển mạnh phong trào chăn nuôi bò lai đã góp phần tích cực ổn định đời sống của bà con. Ông Trần Kim Hùng - Trưởng thôn Vĩnh Thọ - khẳng định: "Nguồn thu nhập chính của bà con nông dân ở đây hiện nay là từ chăn nuôi bò lai".

. Xuân Dũng

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Tổng Công ty PISICO: Về đích trước thời gian  (27/10/2004)
Quy hoạch TP Quy Nhơn: Hành trình tìm bản sắc  (26/10/2004)
Cuộc sống mới ở Vĩnh An  (26/10/2004)
Khi hoạt động khoa học công nghệ trở thành phong trào sôi nổi   (25/10/2004)
Cầu nối với đồng bào vùng cao  (25/10/2004)
Nợ đọng thủy lợi phí - căn bệnh mãn tính  (24/10/2004)
Mơ về một Thị Nại yên bình và trù phú  (22/10/2004)
Đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền: Vì sao còn nhiều trở ngại?  (21/10/2004)
Công ty Lương thực Bình Định: Đi lên từ gian khó   (21/10/2004)
Báo động tình trạng ô nhiễm môi trường ở Phước Mỹ   (20/10/2004)
Làm giàu nhờ nuôi cá nước ngọt  (20/10/2004)
Chế biến song mây xuất khẩu: Làm gì để phát triển ổn định?  (19/10/2004)
CN-TTCN Phù Mỹ: Hé một lối ra   (19/10/2004)
Quy hoạch TP Quy Nhơn đến năm 2020: Vận hội mới cho Quy Nhơn   (18/10/2004)
Một nông dân bắc cầu cho dân đi  (17/10/2004)