Ván ép bã mía: Một thành công mới của BISUCO
10:6', 10/11/ 2004 (GMT+7)

Trong quá trình sản xuất, Nhà máy đường của Công ty Cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) đã thải ra khoảng 25.000 tấn bã mía. Trước đây, công ty sử dụng một phần bã mía để đốt lò hơi cung cấp nhiệt cho quá trình sản xuất đường, tuy nhiên phần lớn lượng bã còn lại (khoảng 18.000 - 20.000 tấn) chưa có hướng tận dụng nên đã gây trở ngại không nhỏ cho sản xuất (chiếm kho bãi, gây ô nhiễm môi trường và dễ gây ra hỏa hoạn…).

Nhằm tận dụng triệt để lượng bã mía này, năm 2000 BISUCO đã triển khai dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất ván ép bã mía, công suất 5.000 m3 sản phẩm/năm.

Sản xuất ván ép từ bã mía ở BISUCO

Năm 2002, BISUCO hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa Nhà máy ván dăm chính thức đi vào hoạt động. Vụ ép năm 2003-2004, nhà máy đã hoạt động đạt 75% công suất thiết kế và sản xuất được 3.600m3 sản phẩm ván ép các loại, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm ván ép của BISUCO đã đạt giải thưởng chất lượng tại Hội chợ - triển lãm Giảng Võ - Hà Nội. Qua một thời gian thăm dò ý kiến khách hàng và thường xuyên khắc phục các hạn chế, không ngừng cải tiến để ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, đến nay sản phẩm làm ra đã được thị trường chấp nhận, tiêu thụ với số lượng lớn và ổn định. Nhờ áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa trong sản xuất, nâng cao các kỹ năng thao tác nên năng suất của dây chuyền sản xuất đã được nâng từ 10m3/ca lên 15 - 16m3/ca, các sai số trong chế tạo sản phẩm giảm dần. Đặc biệt, công ty đã quan tâm trang bị hệ thống hút khí thải độc trong quá trình sản xuất ván dăm, giảm thiểu mức độ độc hại, đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người lao động; chế tạo keo sản xuất ván dăm có chất lượng cao…

Sự thành công của dự án đầu tư sản xuất ván ép bã mía của BISUCO có thể được nhìn nhận ở các khía cạnh: ngay từ đầu nhà máy đã hoạt động đạt 75% công suất thiết kế và tiêu thụ được toàn bộ sản phẩm. Trong sản xuất kinh doanh đã phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, giảm chi phí giá thành sản phẩm, nên bước đầu đã có hiệu quả kinh tế. Việc sản xuất thành công vén ép bã mía của công ty đã giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường chất thải rắn và tạo ra sản phẩm ván ép có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu cho xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Ngoài ra, xét về mặt xã hội, việc BISUCO sản xuất ván ép từ bã mía hàng năm đã góp phần giảm khai thác và sử dụng khoảng 10.000 m3 gỗ (tương đương với khai thác trắng 200 ha rừng trồng/năm).

Trong thời gian tới, BISUCO có hướng nâng công suất nhà máy ván ép lên 7.500 m3/năm, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, BISUCO đang tập trung tìm hướng giải quyết tốt vấn đề tìm thêm nguồn nguyên liệu ngoài bã mía, nhằm đảm bảo cung cấp nguyên liệu sản xuất ổn định và lâu dài cho nhà máy.

. Lê Văn Thi

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cây quýt đường trên đất Vân Canh  (09/11/2004)
Vá lưới: Từ nghề "nhỏ", tiến lên… dịch vụ   (09/11/2004)
Để việc chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả cao   (08/11/2004)
Chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn: Hướng đi đúng, người dân được lợi   (07/11/2004)
Tản mạn với nhà doanh nghiệp Đoàn Nguyên Đức  (05/11/2004)
Triển vọng ở một trang trại  (04/11/2004)
Chuyện về "vua bò" ở Tây Sơn   (04/11/2004)
Dự án nuôi tôm công nghiệp Cát Hải: Khởi động quá chậm chạp   (03/11/2004)
"Ốc đảo" Long Quang trước mùa lũ  (02/11/2004)
Viễn thông vươn tới vùng xa: Thu hẹp những khoảng cách  (02/11/2004)
Kỳ 3: Để bình yên cho những cánh rừng   (01/11/2004)
Kiếm sống bằng nghề đan kẽm gai  (31/10/2004)
Kỳ 2: Những nẻo đường gỗ lậu  (29/10/2004)
"Bão" trên những cánh rừng  (28/10/2004)
Cả thôn thoát nghèo nhờ nuôi bò lai  (27/10/2004)