BISUCO "lo" cho người trồng mía
10:7', 12/11/ 2004 (GMT+7)

Trong vụ ép 2003-2004, Công ty Cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) đã thu mua gần 230.000 tấn mía và chế biến, tiêu thụ hơn 25.000 tấn đường; sản xuất hơn 3.000 m3 ván ép, tổng doanh thu đạt trên 112,4 tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 8,6 tỉ. Hiệu suất tổng thu hồi của sản xuất đường đạt 81,8%, tăng trên 5% so với 6 vụ ép trước đây. Bước vào vụ ép 2004 - 2005, theo kế hoạch, công ty sẽ thu mua 250.000 tấn mía cây, chế biến và tiêu thụ 25.000 tấn đường, sản xuất 5.000 m3 ván ép, sản phẩm mật rỉ khoảng 8.000 đến 10.000 tấn…

Lễ xuống mía vụ ép 2004 - 2005 tại Nhà máy Đường

Trong điều kiện nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định, diện tích mía còn có chiều hướng giảm, nạn tranh mua mía nguyên liệu trong khu vực vẫn còn xảy ra… thì những chỉ tiêu trên là một thử thách đối với BISUCO. Theo ông Phạm Ngọc Liễn, Tổng Giám đốc BISUCO: Vấn đề quan tâm hàng đầu của công ty hiện nay chính là nguồn nguyên liệu. Bởi có nguyên liệu mía thì công ty mới có thể sản xuất đường và các sản phẩm khác ngoài đường như ván ép, phân sinh hóa, cồn, mật rỉ… Điều đó có nghĩa là công ty phải "lo" cho người trồng mía. Và, lo cho người trồng mía chính là lo cho mình.

 Hệ thống đóng bao sản phẩm

Do vậy, trước khi bước vào vụ ép năm nay, công ty đã tổ chức gặp gỡ và lắng nghe ý kiến của người trồng mía, lãnh đạo các địa phương có vùng mía nguyên liệu tập trung; ban hành chính sách thu mua, đầu tư và phát triển vùng nguyên liệu nhằm từng bước nâng cao năng suất, chất lượng mía và bảo đảm quyền lợi, hiệu quả sản xuất cho nông dân. Về chính sách hỗ trợ đầu tư, công ty sẽ hỗ trợ 8 triệu đồng/ha đối với đất trồng mía thâm canh trong vùng nguyên liệu; hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đối với mía trồng quảng canh và hỗ trợ 3 triệu đồng/ha cho trường hợp chăm sóc mía nguyên liệu. Công ty sẽ hỗ trợ đầu tư cho nông dân mua sắm hệ thống trang bị bơm tưới nước mía với mức 50% giá trị và sẽ hỗ trợ 50% kinh phí để nông dân khoan, đào giếng với thời gian thu hồi vốn đầu tư khoảng 2 - 3 năm. Đặc biệt đối với các xã trồng mía ở huyện Tây Sơn, xã Vĩnh Quang (Vĩnh Thạnh), xã Nhơn Thọ, Nhơn Tân (An Nhơn), đối với đất trồng các loại cây trồng khác nếu chuyển sang trồng mía có năng suất chất lượng cao, phù hợp với điều kiện đất đai, và cam kết ký hợp đồng bán mía cho công ty liên tục ít nhất 3 năm thì được công ty hỗ trợ (ngay từ vụ đầu tiên) một lần không hoàn lại với mức 2 triệu đồng/ha để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Về chính sách thu mua, bắt đầu từ vụ ép 2004 - 2005 này, công ty sẽ thực hiện giá mua tối thiểu 220.000 đ/tấn mía cây có 10 chữ đường, tăng hơn 40.000 đồng so với niên vụ trước. Cước phí vận chuyển từ bãi tập kết mía về đến nhà máy do công ty chi trả, sau khi trừ tạp chất. Đối với vùng giao thông khó khăn, xe không vào vận chuyển được, công ty hỗ trợ chi phí trung chuyển từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng/tấn mía cây. Đặc biệt, nếu hộ nông dân hoặc cổ đông có trồng mía ký kết hợp đồng với công ty theo QĐ 80, hàng năm trồng từ 1 ha mía trở lên và bán cho công ty đạt sản lượng từ 150 tấn mía/năm, được xét thưởng. Nếu được thưởng 3 năm liên tục thì được thưởng 1 suất tham quan học tập ở nước ngoài để tìm hiểu kỹ thuật sản xuất mía.

Tuy mức giá thu mua được ban hành 220.000 đồng/tấn, nhưng ngay từ đầu vụ ép 2004 - 2005, công ty đã thực mua với giá 240.000 đ/tấn mía cây. Thời gian đầu bước vào vụ ép mới, bình quân mỗi ngày công ty đã ép trên 1.000 tấn mía cây. Với những nỗ lực như vậy, hy vọng BISUCO sẽ hoàn thành kế hoạch sản xuất đã đề ra.

. Hoàng Chi

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Có nghề nên nghiệp  (11/11/2004)
Thị trường vật liệu xây dựng cuối năm: Giá bình ổn, nhu cầu tăng  (10/11/2004)
Ván ép bã mía: Một thành công mới của BISUCO  (10/11/2004)
Cây quýt đường trên đất Vân Canh  (09/11/2004)
Vá lưới: Từ nghề "nhỏ", tiến lên… dịch vụ   (10/11/2004)
Để việc chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả cao   (08/11/2004)
Chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn: Hướng đi đúng, người dân được lợi   (07/11/2004)
Tản mạn với nhà doanh nghiệp Đoàn Nguyên Đức  (05/11/2004)
Triển vọng ở một trang trại  (04/11/2004)
Chuyện về "vua bò" ở Tây Sơn   (04/11/2004)
Dự án nuôi tôm công nghiệp Cát Hải: Khởi động quá chậm chạp   (03/11/2004)
"Ốc đảo" Long Quang trước mùa lũ  (02/11/2004)
Viễn thông vươn tới vùng xa: Thu hẹp những khoảng cách  (02/11/2004)
Kỳ 3: Để bình yên cho những cánh rừng   (01/11/2004)
Kiếm sống bằng nghề đan kẽm gai  (31/10/2004)