Thực hiện Nghị định 80 của Chính phủ: Doanh nghiệp và nông dân đã hiểu nhau hơn
9:24', 24/11/ 2004 (GMT+7)

Thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTCP của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và ký hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Các sản phẩm của Công ty Sữa Bình Định được chế biến từ nguyên liệu sữa tươi mua của nông dân

Nhờ sự ủng hộ của chính quyền, sự phối hợp tốt với các ngành chức năng liên quan, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, cung ứng giống cây trồng, vật tư, phối hợp với ngành chức năng hướng dẫn kỹ thuật và tiến hành ký hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân. Trong đó, Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) là một điển hình. Rút kinh nghiệm những năm trước, bước vào vụ ép mía 2004-2005, sau khi tổ chức hội thảo để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nông dân, BISUCO đã điều chỉnh chính sách đầu tư từ 5 triệu đồng/ha lên 8 triệu đồng/ha, nâng giá mía bảo hiểm từ 200.000 đồng/tấn, mía chữ đường 10 lên 230.000 đồng/tấn. Những vùng mía ở xa nhà máy, công ty sẽ điều chỉnh giá thu mua hợp lý hơn, hỗ trợ cước phí vận chuyển 10.000 đồng/tấn mía và cam kết thu mua hết nguyên liệu mía cho nông dân. Vụ ép mía năm 2004-2005, BISUCO đã ký hợp đồng tiêu thụ mía cho hơn 8.000 nông dân trong vùng nguyên liệu mía của tỉnh.

Cây bông vải cũng là một trong những loại cây trồng được tỉnh khuyến khích phát triển, nhưng do gặp khó khăn về đầu ra nên nông dân không còn mặn mà với loại cây trồng này. Sau một số sự cố đáng tiếc, năm 2004, cây bông vải đã được trồng trở lại với cam kết bao tiêu sản phẩm của Công ty Bông miền Trung (CJC). Vụ sản xuất vừa qua, CJC đã ký hợp đồng với nông dân ở các huyện Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân sản xuất trên 230 ha bông vải. Công ty đã cho nông dân ứng trước giống, hỗ trợ một phần chi phí mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật sản xuất bông vải xen đậu phụng để tăng nguồn thu nhập và cam kết thu mua sản phẩm với giá 5.200 đồng/kg… Kết quả nông dân đã bắt đầu chấp nhận cây bông trở lại.

Có 12 mặt hàng nông sản sẽ được thực hiện đầu tư sản xuất, mua bán thông qua hợp đồng giữa các doanh nghiệp với nông dân, chẳng hạn như đầu tư sản xuất giống lúa nguyên chủng, giống cấp 1, mua bán mì, mía cây, bông vải, dứa, bò sữa…

Sở NN-PTNT cũng đã đề ra 7 giải pháp chủ yếu để thực hiện có hiệu quả chính sách tiêu thụ nông sản hàng hóa bao gồm: giải pháp quy hoạch, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, chính sách phát triển và vốn; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) và xây dựng các HTXNN đủ sức làm dịch vụ tiêu thụ nông sản.

Các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia ký hợp đồng thu mua nông sản cho nông dân được tỉnh hỗ trợ về nhiều mặt, tạo điều kiện thuận lợi để làm ăn lâu dài với nông dân.

Các loại cây trồng, vật nuôi khác được tỉnh khuyến khích phát triển cũng đã được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ đầu tư và cam kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Hàng năm, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh ký hợp đồng với xã viên ở các HTXNN trong tỉnh sản xuất và tiêu thụ các loại giống lúa nguyên chủng, giống lúa cấp 1 với giá cao hơn giá thị trường, tạo điều kiện cho nông dân tăng thu nhập và giúp công ty có đủ giống lúa để cung ứng kịp thời. Công ty Sữa Bình Định đã xây dựng thêm một số trạm thu mua sữa, nâng giá thu mua sữa từ 3.500 đồng/lít lên 3.800 đồng/lít cũng là nhằm đáp ứng yêu cầu của nông dân, góp phần phát triển chăn nuôi bò sữa ở địa phương. Ngoài ra, còn có một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm, nhất là các loại giống cây trồng, cho nông dân…

Có thể nói, việc thực hiện Nghị định 80 của Thủ tướng Chính phủ ở Bình Định đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhờ đó, người nông dân yên tâm hơn về đầu ra sản phẩm, có điều kiện đầu tư sản xuất, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Về phía doanh nghiệp cũng đã chủ động được nguồn nguyên liệu, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, góp phần sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

. Tiến Sỹ

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cuộc sống mới ở Kim Đông   (23/11/2004)
Kết quả triển khai thực hiện Dự án khí sinh học: Đầu đã xuôi...   (23/11/2004)
Cá giống Ba Luyện   (22/11/2004)
Thị trường nhà đất ở An Nhơn đang "nóng" lên   (22/11/2004)
Khi nhà máy là nhà mình  (21/11/2004)
Háo Đức: Những mùa mai bội thu   (19/11/2004)
Phố đồ gỗ ở Quy Nhơn  (19/11/2004)
Những cây cầu mơ ước của miền Trung   (18/11/2004)
Hệ thống trạm điện thoại thẻ đang dần bị lãng quên  (18/11/2004)
Các HTX Vận tải: Hoạt động ngày càng ổn định và hiệu quả  (17/11/2004)
Nuôi cá lóc trong hồ bạt nylon   (16/11/2004)
Cuộc sống mới ở Đồng Binh - Hà Nhe   (16/11/2004)
Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng   (15/11/2004)
Bình Định quyết tâm phấn đấu để xứng đáng là trung tâm của khu vực Nam Trung bộ   (15/11/2004)
Khi nông dân lên mạng Internet   (14/11/2004)