Thứ bảy, ngày 26/4/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Biến đồi hoang thành rừng kinh tế
16:3', 25/11/ 2004 (GMT+7)

Người dân địa phương thường gọi anh Lý Tấn Tin, ở thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú (Tây Sơn) là "vua trồng rừng". Bằng việc "đào đất lật đá" anh đã làm nên 15 ha bạch đàn, xoan lai bạt ngàn ở khu vực Suối Giang thôn Phú Mỹ.

Anh Tin đang chăm sóc cây xoan lai

Năm 1982 anh Tin rời quân ngũ, trở về quê hương anh đã làm đủ nghề để sinh sống, từ tài xế xe tải đến thợ chẻ đá xây dựng, chăn nuôi…, nhưng rồi nghề nào cũng không ổn định. Năm 1994, khi anh quyết định đến khu vực Suối Giang, xin khai hoang đất trống đồi núi trọc để trồng rừng, không ít người đã có "lời ra tiếng vào". Theo họ, để trồng được cây sống trên khu đồi này đã là khó, huống chi là trồng rừng. Song anh Tin vẫn kiên quyết không lùi bước. Không quản ngại khó khăn, anh lao động cật lực không kể ngày đêm để khai hoang, vỡ hóa khu đồi hoang, biến nó thành hơn 3 ha bạch đàn.

Năm 1997, khi Nhà nước có chủ trương giao khoán đất rừng cho nông dân, anh đã xin nhận thêm đất trồng rừng tại đây với tổng diện tích 15 ha. Anh Tin tâm sự: "Tôi dám mạnh dạn xin được cấp đất trồng rừng vì nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu rất lớn. Do đó, người trồng rừng sẽ không lo cho đầu ra của các loại cây, gỗ rừng trồng". Để thuận lợi cho việc đầu tư, và có nguồn thu nhập trước mắt, anh tiến hành trồng 8 ha bạch đàn, diện tích còn lại trồng các loại cây ngắn ngày như: chuối, bắp, sả, đậu… Với cách làm này, hàng năm nguồn thu từ các loại cây ngắn ngày không dưới 20 triệu đồng. Nhờ vậy, anh có vốn để đầu tư chăm sóc diện tích cây bạch đàn được tốt hơn. Đến nay, 8 ha cây bạch đàn đã khai thác đến chu kỳ thứ 2 với doanh thu trên 150 triệu đồng.

Tuy mức thu từ các loại cây ngắn ngày và bạch đàn bước đầu cho thu nhập khá, nhưng anh Tin vẫn suy nghĩ phải tìm loại cây khác có giá trị cao hơn để thay thế. Năm 2003, anh đến Trạm giống Tân Phú Hiệp (Tây Thuận - Tây Sơn) để mua keo lai về trồng. Tại đây, các cán bộ kỹ thuật đã giới thiệu với anh về cây xoan lai - một loại cây trồng đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các chủ vườn rừng ở miền Nam. Anh Tin cho biết: "Khi được giới thiệu về cây xoan lai, tôi rất thích, vì ưu thế của nó là cho gỗ tốt, thích hợp với thổ nhưỡng ở địa phương, nhanh phát triển". Đến nay anh Tin đã trồng được 7 ha cây xoan lai với 7.000 cây đang phát triển tốt. Theo tính toán của anh Tin, sau 7 năm chăm sóc, mỗi cây xoan lai sẽ mang lại thu nhập ít nhất từ 100.000 - 150.000 đồng.

Giờ đây, những người đã từng "chọc quê" anh Tin đã chuyển sang khâm phục ý chí, nghị lực và cách làm ăn "nhìn xa trông rộng" của anh.

. Nguyễn Hân

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
EURABIZ muốn được hợp tác với các doanh nghiệp ở Bình Định  (25/11/2004)
Làm giàu trên vùng đất khó  (24/11/2004)
Thực hiện Nghị định 80 của Chính phủ: Doanh nghiệp và nông dân đã hiểu nhau hơn   (24/11/2004)
Cuộc sống mới ở Kim Đông   (23/11/2004)
Kết quả triển khai thực hiện Dự án khí sinh học: Đầu đã xuôi...   (23/11/2004)
Cá giống Ba Luyện   (22/11/2004)
Thị trường nhà đất ở An Nhơn đang "nóng" lên   (22/11/2004)
Khi nhà máy là nhà mình  (21/11/2004)
Háo Đức: Những mùa mai bội thu   (19/11/2004)
Phố đồ gỗ ở Quy Nhơn  (19/11/2004)
Những cây cầu mơ ước của miền Trung   (18/11/2004)
Hệ thống trạm điện thoại thẻ đang dần bị lãng quên  (18/11/2004)
Các HTX Vận tải: Hoạt động ngày càng ổn định và hiệu quả  (17/11/2004)
Nuôi cá lóc trong hồ bạt nylon   (16/11/2004)
Cuộc sống mới ở Đồng Binh - Hà Nhe   (16/11/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn