Khai thác, chế biến thủy sản xuất khẩu: Những tín hiệu khả quan
8:35', 8/12/ 2004 (GMT+7)

Năm nay, nhờ thời tiết biển khá thuận lợi nên tàu thuyền của ngư dân đã bám biển dài ngày, khai thác đạt sản lượng khá. Nhờ vậy, các doanh nghiệp chế biến thủy sản của Bình Định đã phần nào chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, gia tăng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu.

Công nhân Công ty Cổ phần Thủy sản Hoài Nhơn đóng gói sản phẩm cá chuồn xuất khẩu

Tính đến hết tháng 11-2004, ngư dân trong tỉnh đã đánh bắt trên 90.000 tấn hải sản các loại. Theo Sở Thủy sản, ước tính sản lượng thủy hải sản khai thác trong năm nay sẽ đạt khoảng 96.000 tấn, trong đó sản lượng đánh bắt xa bờ chiếm 75,5%, tăng hơn 8% so với năm 2003. Riêng cá ngừ đại dương có sản lượng khá cao, chỉ tính riêng sản lượng các doanh nghiệp thu mua tại thị trường Bình Định đã đến 3.200 tấn, trong đó xuất khẩu 2.200 tấn, tăng 37,5% so với năm 2003. Theo Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, do đánh bắt hải sản có hiệu quả nên bà con ngư dân đầu tư vốn đóng mới tàu thuyền có công suất lớn với số lượng nhiều hơn các năm trước. Hiện số tàu thuyền của Bình Định có trên 6.150 chiếc, tăng gần 200 chiếc so với năm 2003.

Theo báo cáo của Sở Thủy sản, khó khăn lớn nhất của lĩnh vực chế biến xuất khẩu trong năm qua là giá cả hải sản xuất khẩu rất bấp bênh, thị trường có nhiều biến động, thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị, công nghệ… Ước tính cả năm 2004, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn tỉnh đạt 21 triệu USD, tăng 39,6% so với 2003. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 15 triệu USD, tăng 24,6%; giá trị sản phẩm thủy sản tham gia xuất khẩu ước đạt 6 triệu USD, gấp 2 lần so cùng kỳ 2003. Sản lượng các mặt hàng chế biến, xuất khẩu ước tăng khá trong năm nay, như: hải sản tươi tăng 37,5%, hải sản đông lạnh tăng 31,6%, chế biến nước mắm tăng 8,9%, yến sào tăng 4,8%… Một số mặt hàng xuất khẩu giảm sút đáng kể như hải sản khô xuất khẩu chỉ bằng 57,4% so với thực hiện cùng kỳ 2003 do chủ yếu xuất khẩu qua trung gian, hoặc xuất tiểu ngạch nên không có kim ngạch xuất khẩu. Hoạt động chế biến thủy sản nội địa cũng có nhiều khởi sắc với việc đầu tư mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, và chú trọng cải tiến chất lượng, mẫu mã, bao bì… của các cơ sở chế biến dân doanh. Đặc biệt là lĩnh vực sản xuất chế biến nước mắm, đến nay năng lực chế biến toàn tỉnh đã đạt 10-15 triệu lít/năm, tăng 5 triệu lít so với năm 2003.

Theo ông Đinh Văn Tiên, thời gian tới, ngành Thủy sản tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chế biến xuất khẩu 3 mặt hàng chủ lực; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, thâm nhập sản phẩm theo từng thị trường ưa chuộng cho mỗi quốc gia. Đối với các thị trường dễ tính như Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc thì xuất khẩu mặt hàng thủy sản khô, hàng đông lạnh tập trung cho thị trường truyền thống là Nhật Bản; hàng tươi sống xuất sang thị trường Mỹ…

. Trường Sơn

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Ngang qua Bồng Sơn  (07/12/2004)
Sản xuất CN-TTCN ở Tây Sơn: Những chuyển biến bước đầu  (07/12/2004)
Dịch vụ "may sẵn lấy liền"  (06/12/2004)
Vụ sản xuất đông xuân 2004-2005: Khó khăn và thách thức  (06/12/2004)
Thoát nghèo trên vùng đất cát bạc màu   (05/12/2004)
"Chợ chạy" ở vùng cao  (03/12/2004)
Chủ động "chuyển hệ" để đối phó với thời tiết   (03/12/2004)
Làm giàu nhờ chăn nuôi giỏi   (03/12/2004)
Phước Thắng: Giảm nghèo nhờ nghề dệt chiếu   (02/12/2004)
Năng động một làng nghề   (01/12/2004)
Khách sạn ở Quy Nhơn: Trăm hoa đua nở  (01/12/2004)
Mô hình nuôi tôm cộng đồng ở Phù Cát   (30/11/2004)
Trồng rừng nguyên liệu: Thiếu đất và thiếu vốn!   (30/11/2004)
Làng O5 hôm nay  (29/11/2004)
Huy động vốn ở các ngân hàng thương mại: Nở rộ khuyến mãi!   (29/11/2004)