Tuy Phước: Nỗ lực đưa nước sạch đến người dân Khu Đông
15:38', 14/12/ 2004 (GMT+7)

Ở vùng đông Tuy Phước, nơi được mệnh danh là xứ "chín áo một quần", nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước sông, mương, ao. Để có nước sử dụng hàng ngày, bà con phải lấy nước khe, hứng nước mưa hoặc vận chuyển nước từ nơi khác về rất khổ nhọc. Đưa nước sạch đến người dân để giải quyết nhu cầu bức thiết đó là một trong những ưu tiên của huyện Tuy Phước trong những năm qua.

* 10 năm nỗ lực

Nhân dân vùng đông Tuy Phước đã có nước sạch từ hơn 4 năm qua

Tháng 8-1994, Nhà máy cấp nước sạch ở xã Phước Sơn với tổng giá trị đầu tư khoảng 2,7 tỉ đồng, được triển khai xây dựng. Giai đoạn một hoàn thành vào năm 1995 và giai đoạn hai hoàn thành vào năm 1998. Hiện nay, nhà máy này đang cung cấp nước sạch cho 1.600 hộ với khoảng 9.500 dân, đạt hơn 50% số đối tượng có nhu cầu ở Phước Sơn. Tiếp tục đưa nước sạch đến các xã khu đông bắc huyện gồm Phước Quang, Phước Hòa, Phước Thắng, tháng 6-2002 Nhà máy nước sạch đặt tại xã Phước Quang, được khởi công và hoàn thành vào tháng 3-2003. Nhà máy này có khả năng cung cấp nước sạch cho 20.000 dân. Hiện nay, nước sạch đã đến được 40% số khu dân cư ở Phước Thắng và 70% số khu dân cư ở Phước Hòa. Với vốn đầu tư 1,9 tỉ đồng, Nhà máy nước sạch Phước Thuận được khởi công xây dựng vào tháng 12-2002 và hoàn thành vào tháng 6-2004. Nhà máy có thể cung cấp nước sạch cho 18.000 dân ở Phước Thuận. Hiện nay, các thôn Liêm Thuận, Tân Thuận, Lộc Hạ, Nhân Ân và một phần thôn Quảng Vân với khoảng 6.500 dân đã được sử dụng nước sạch.

Qua 10 năm nỗ lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở Tuy Phước, con số trên 23.000 người được sử dụng nước sạch hiện nay là một kết quả đáng mừng.

* Tiếp tục phấn đấu

Theo khảo sát, hiện nay số dân được cấp nước sạch sinh hoạt ở huyện Tuy Phước mới chỉ đạt 40%. Ở các xã Phước Thắng, Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thuận… vẫn còn hàng chục thôn "trắng" nước sạch. Trong khi đó, các nhà máy nước sạch ở 2 xã Phước Quang và Phước Thuận chưa vận hành hết công suất thiết kế và yêu cầu mở rộng diện cấp nước hiện nay là hết sức cấp thiết.

Theo Dự án của Ban Quản lý và Cung cấp nước sạch huyện, để mở rộng mạng cung cấp nước sạch sinh hoạt cho các xã khu đông bắc huyện phải cần đến 18.500 mét đường ống các loại để đưa nước đến các khu dân cư (các điểm chính) và khoảng 700 triệu đồng vốn đầu tư mua thiết bị và lắp đặt. Đó là chưa kể để đưa nước đến nhà, mỗi hộ dân cần khoảng 600.000 đồng để lắp đặt đường ống nối từ điểm chính…

Theo ông Nguyễn Kim Phụng, Phó Trưởng Ban Quản lý và Cung cấp nước sạch huyện Tuy Phước thì "Nhà nước và nhân dân cùng làm" là phương thức thích hợp nhất hiện nay để dự án nêu trên có thể khả thi. Theo đó, huyện đầu tư 70% vốn; 30% tiền vật liệu; tiền thuê nhân công lắp đặt và đào đất chôn đường ống do xã đầu tư và vận động nhân dân đóng góp…

. Ngô Hồng Sơn

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 2005  (13/12/2004)
Kinh nghiệm đánh bắt xa bờ đạt hiệu quả cao: Ghi nhận từ một hội nghị   (13/12/2004)
Nước mắm Mười Thu vươn lên bằng nội lực  (12/12/2004)
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2004   (10/12/2004)
Du lịch Bình Định từng bước tăng tốc   (10/12/2004)
Hoài Mỹ: Những mùa tôm bội thu   (09/12/2004)
CN-TTCN An Nhơn: Tiếp tục bứt phá để phát triển   (09/12/2004)
Khai thác, chế biến thủy sản xuất khẩu: Những tín hiệu khả quan   (08/12/2004)
Ngang qua Bồng Sơn  (07/12/2004)
Sản xuất CN-TTCN ở Tây Sơn: Những chuyển biến bước đầu  (07/12/2004)
Dịch vụ "may sẵn lấy liền"  (06/12/2004)
Vụ sản xuất đông xuân 2004-2005: Khó khăn và thách thức  (06/12/2004)
Thoát nghèo trên vùng đất cát bạc màu   (05/12/2004)
"Chợ chạy" ở vùng cao  (03/12/2004)
Chủ động "chuyển hệ" để đối phó với thời tiết   (03/12/2004)