Kinh tế trang trại ở Phù Cát: Phát triển rộng nhưng chưa sâu
12:9', 24/12/ 2004 (GMT+7)

Năm 2004, phong trào cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả, vườn điều theo mô hình kinh tế trang trại (KTTT) ở Phù Cát phát triển thêm 116 vườn, nâng tổng số vườn cây có hiệu quả lên 1.281 vườn, tăng 302 vườn so với năm 2000. Trong đó, số vườn có ô dinh dưỡng chiếm gần 62%. Có hơn 2.500 người làm kinh tế trang trại.

Một chủ trang trại ở Cát Lâm đang chăm sóc vườn xoài

Ông Phan Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch Hội VACVINA huyện cho biết: "Trang trại ở Phù Cát bắt đầu xuất hiện khi ngành lâm nghiệp thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng cho các hộ dân. Đến nay, cả huyện có 169 trang trại lớn nhỏ, với tổng diện tích hơn 657 ha. Trang trại lớn nhất là 70ha, còn nhỏ nhất là 3 ha, được chia ra làm 5 loại: trang trại tổng hợp, trang trại trồng cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và trang trại nuôi trồng thủy sản". Nhìn chung, đa phần các trang trại đều thực hiện theo mô hình VAC, VR, VAR. Hằng năm, nguồn thu nhập từ KTTT đạt khoảng 3,4 tỉ đồng, góp phần đáng kể vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, đồng thời, tái tạo vốn rừng và giúp ổn định môi trường sinh thái.

Trang trại của ông Võ Thành Tín ở thôn Thuận Phong (Cát Lâm) có diện tích 5ha. Ông Tín quy hoạch trồng điều theo đúng quy trình kỹ thuật hướng dẫn của Hội VACVINA, kết hợp thả nuôi 20 con bò và hàng trăm gia cầm,  thu nhập khoảng 30 triệu đồng/năm. Giống như ở Cát Lâm, tại các xã Cát Trinh, Cát Hiệp, trang trại kinh doanh theo mô hình tổng hợp chiếm phần lớn. Điển hình là trang trại của anh Lương Quai, ở thôn An Đức, xã Cát Trinh, với diện tích 6ha, anh xây dựng theo mô hình đa dạng hóa nông nghiệp khép kín, bao gồm cây điều, sabôchê, hồ tiêu, xoài cát, chuối dạ hương, lúa nước, ao cá, gia súc, gia cầm… có nghĩa là anh thực hiện theo phương châm "lấy ngắn nuôi dài", hằng năm thu nhập từ 40-50 triệu đồng.

Ở xã Cát Tường, anh Huỳnh Văn Trung đã đầu tư cải tạo 700 cây điều trên diện tích 9 ha, theo quy trình kỹ thuật thâm canh. Nhờ vậy, vụ điều năm 2004, anh Trung bội thu với năng suất bình quân 2 tấn/ha, lãi gần 90 triệu đồng, cao gấp 3,3 lần so với mức bình quân toàn huyện và tăng gấp 7 lần so với trước khi cải tạo vườn điều.

Ở Phù Cát hầu hết các trang trại đều sử dụng lao động gia đình và thời vụ có thuê thêm lao động. Vốn đầu tư cơ bản của KTTT toàn huyện khoảng 8,4 tỉ đồng, trong đó vốn vay ngân hàng rất ít, chỉ chiếm 5,5%. Bên cạnh chuyện thiếu vốn, vấn đề chủ quyền cũng khiến nhiều chủ trang trại bức xúc, bởi đến nay toàn huyện Phù Cát mới chỉ có 275 ha trang trại được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mới bằng gần 42% tổng diện tích. Rồi công tác giao quyền sử dụng đất chậm, cũng tác động không nhỏ đến việc an tâm đầu tư của các chủ trang trại.

. Thế Hà

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
3 năm thực hiện chương trình ICM: Nông dân được lợi nhiều hơn  (23/12/2004)
Thị trấn Phú Phong trên đường đổi mới   (22/12/2004)
Nỗi lo trong vụ ép mía mới  (22/12/2004)
Thị trường may mặc vào mùa  (21/12/2004)
Nghề làm cốm ở Nhơn Thành  (21/12/2004)
Hàng thực phẩm "Made in Bình Định" vào siêu thị  (20/12/2004)
Bước phát triển mới của thị trường tài chính - tiền tệ ở Bình Định  (20/12/2004)
Mấy ghi nhận về phát triển kinh tế trang trại  (20/12/2004)
Cát Hải: Đất khó đã chuyển mình  (19/12/2004)
Đất đồi gò đã hóa… vàng!   (20/12/2004)
Cụm CN-TTCN Phước An: "Đòn bẩy" phát triển của huyện Tuy Phước   (16/12/2004)
Cây khổ qua trên đất Tuy Phước   (15/12/2004)
Công ty TNHH Tiến Đạt: Gia tăng năng lực xuất khẩu   (15/12/2004)
Phủ xanh rừng ngập mặn Nhơn Bình  (14/12/2004)
Tuy Phước: Nỗ lực đưa nước sạch đến người dân Khu Đông   (14/12/2004)