Hướng đi nào cho Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh?
12:3', 24/12/ 2004 (GMT+7)

Trung tâm Hội chợ triển lãm (HCTL) Bình Định tọa lạc tại một khu đất rộng trên đường Nguyễn Tất Thành - TP. Quy Nhơn. Những năm qua, Trung tâm đã trở thành địa chỉ quen thuộc, với nhiều hội chợ, triển lãm quy mô. Thế nhưng, hiện Trung tâm đang đứng trước những thử thách khi phải khoác lên mình một trọng trách mới, lớn hơn, nặng nề hơn…

          Trung tâm HCTL tỉnh

Trung tâm HCTL Bình Định có địa thế khá lý tưởng: ngay trung tâm thành phố, vị trí đẹp, diện tích rộng… Tuy nhiên, thời gian qua, Trung tâm HCTL vẫn chưa phát huy hết thế mạnh của mình để hoạt động kết quả cao hơn. Trước tình hình trên, Sở TM-DL Bình Định đã đề xuất và được UBND tỉnh đồng ý về việc mở rộng hoạt động dịch vụ thương mại tại Trung tâm HCTL. Theo đó, Trung tâm sẽ mở rộng các dịch vụ, ki-ốt bán hàng, giới thiệu sản phẩm và bán buôn, bán lẻ lâu dài tại Trung tâm. Ngoài 2 kỳ hội chợ hàng năm (Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao và Hội chợ Xuân), Sở TM-DL sẽ mời gọi các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại trong tỉnh vào Trung tâm lập các gian hàng hoạt động thường xuyên, nhằm giới thiệu sản phẩm địa phương, đơn vị, góp phần quảng bá tiềm năng kinh tế của Bình Định.

Theo kế hoạch, mặt bằng của Trung tâm sẽ chia làm 8 khu vực. Trong đó có khu giới thiệu hàng tiêu dùng, khu ẩm thực, khu giới thiệu hàng điện lạnh, trang trí nội thất, đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ, khu giải khát, khu trò chơi trẻ em, khu sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, khu trưng bày sản phẩm… Đáng lưu ý, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN), Trung tâm HCTL đã đề xuất một cơ chế thoáng trong việc thuê mặt bằng, cùng với những ưu đãi khác. Theo đó, tất cả các đơn vị vào kinh doanh ở đây sẽ được miễn phí 100% trong thời gian 1 năm đầu. Kể từ năm thứ 2 trở đi, Trung tâm mới bắt đầu thu tiền thuê mặt bằng, phí quản lý…

Hàng năm Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao được tổ chức tại trung tâm Hội chợ triển lãm Bình Định

Triển khai chủ trương của tỉnh, vừa qua, Sở TM-DL đã tổ chức cuộc họp với các DN trên địa bàn. Tại cuộc họp, đại diện các DN đã ghi nhận thiện chí của ngành TM-DL tỉnh. Tuy nhiên, nhiều DN cũng thẳng thắn nêu lên những băn khoăn, thắc mắc về những trở ngại, vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện việc xây dựng các gian hàng, ki-ốt và mua bán tại Trung tâm HCTL. Ngoài các vấn đề về giá thuê đất, thuê mặt bằng, đại diện các DN đề nghị Sở TM-DL cần cho biết cụ thể giá các loại phí điện, nước, phí quản lý, bảo vệ… Để qua đó, họ tính toán xem vào Trung tâm kinh doanh, mua bán có hiệu quả hay không? Nhiều ý kiến cho rằng, giá thuê mặt bằng và các loại phí ở Trung tâm HCTL tỉnh phải thấp hơn giá của Trung tâm Thương mại Quy Nhơn, mới có thể thu hút các đơn vị tham gia. Một băn khoăn khác của các DN là vấn đề thuế, nhất là thuế môn bài. Bởi vì, chỉ cần mở thêm 1 ki-ốt nhỏ là phải đóng thuế môn bài. Vậy, các DN khi vào mở gian hàng, ki-ốt tại Trung tâm HCTL có được miễn giảm hay ưu tiên gì về thuế? Bên cạnh đó, còn có sự lo ngại về tính ổn định, bền vững khi vào kinh doanh lâu dài tại Trung tâm HCTL. Theo quy định, hàng năm, trước khi Trung tâm tổ chức Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội chợ Xuân, các đơn vị, DN phải tháo dỡ gian hàng, ki-ốt của mình. Vì vậy, điều kiện mà Trung tâm đưa ra là: các đơn vị, DN khi thiết kế gian hàng phải tính đến sự cơ động, tháo dỡ dễ dàng khi có yêu cầu của BTC Hội chợ. Đây là điều mà hầu hết các đơn vị, DN đều cho rằng bất cập và bất hợp lý. Bởi vì, nếu xây dựng, thiết kế gian hàng, ki-ốt theo lối tạm bợ, "dã chiến" như vậy, không chỉ khó cho vấn đề trang trí, trưng bày, quảng bá, thu hút khách hàng, mà còn rất khó trong việc bảo đảm an toàn hàng hóa, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ… Hơn nữa, mỗi lần xây dựng, rồi lại tháo dỡ như vậy sẽ gây ra tốn kém, lãng phí không nhỏ. Và, điều mà các DN quan tâm hơn cả là tất cả các vấn đề về nội quy, quy định, cơ chế hoạt động, giá thuê, các loại phí… tại Trung tâm HCTL phải thật cụ thể, chi tiết và phải được UBND tỉnh "bút phê". Có như vậy, họ mới an tâm khi quyết định vào kinh doanh lâu dài tại Trung tâm.

. Viết Hiền

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Kinh tế trang trại ở Phù Cát: Phát triển rộng nhưng chưa sâu  (23/12/2004)
3 năm thực hiện chương trình ICM: Nông dân được lợi nhiều hơn  (23/12/2004)
Thị trấn Phú Phong trên đường đổi mới   (22/12/2004)
Nỗi lo trong vụ ép mía mới  (22/12/2004)
Thị trường may mặc vào mùa  (21/12/2004)
Nghề làm cốm ở Nhơn Thành  (21/12/2004)
Hàng thực phẩm "Made in Bình Định" vào siêu thị  (20/12/2004)
Bước phát triển mới của thị trường tài chính - tiền tệ ở Bình Định  (20/12/2004)
Mấy ghi nhận về phát triển kinh tế trang trại  (20/12/2004)
Cát Hải: Đất khó đã chuyển mình  (19/12/2004)
Đất đồi gò đã hóa… vàng!   (20/12/2004)
Cụm CN-TTCN Phước An: "Đòn bẩy" phát triển của huyện Tuy Phước   (16/12/2004)
Cây khổ qua trên đất Tuy Phước   (15/12/2004)
Công ty TNHH Tiến Đạt: Gia tăng năng lực xuất khẩu   (15/12/2004)
Phủ xanh rừng ngập mặn Nhơn Bình  (14/12/2004)