Màu xanh của một trang trại
14:46', 27/12/ 2004 (GMT+7)

Nằm chen giữa các trang trại của nông dân vùng Thiết Đính Bắc (Bồng Sơn - Hoài Nhơn) là rừng dừa của ông Phan Huệ Sang. Từ năm 1987, khi vùng này còn bỏ hoang bởi đất đai cằn cỗi, lại bị nhiễm phèn... với tay cuốc, tay rựa ông Sang đã lặng lẽ phát rừng, đào mương, cải tạo, vun xới cho đất cằn hồi sinh.

Ông Sang bên cây dừa xiêm sai quả

Nhờ lao động cật lực, ông Sang đã biến mảnh đất hoang cằn cỗi thành những khu vườn dừa, vườn đào, bạch đàn xanh rợp bóng cây... Tằn tiện từng món thu nhập nhỏ từ cây dừa, anh em ông Sang đã đầu tư trồng bạch đàn, keo lá tràm. Bằng cách "nắm ngắn cắn dài" như vậy, đến nay thu nhập mỗi năm từ trang trại của họ đã được hơn 40 triệu đồng. Biết quả dừa xiêm tiêu thụ ổn định trên thị trường về sức mua lẫn về giá cả, ông Sang tập trung trồng dừa xiêm. Nhờ đầu tư và chăm sóc đúng kỹ thuật, lại thường xuyên tham khảo ý kiến của các cán bộ có chuyên môn liên quan trong vấn đề bảo vệ, chống dịch bệnh… nên vườn dừa của ông phát triển rất tốt, cho trái quanh năm. Hiện nay thu nhập hàng năm từ hơn 250 cây dừa của ông Sang được hơn 15 triệu đồng.

Việc đầu tư cho cây dừa như vậy còn tạo ra một ưu thế rất lớn. Bởi không như nhiều loại cây trồng khác, khi cây dừa đã cho trái, suất đầu tư chăm sóc sẽ thấp hẳn xuống. Khoản đầu tư đáng kể nhất cho cây dừa hiện nay là chống bọ hại dừa. Nhờ vậy nguồn thu từ cây dừa của ông khá lớn nhưng giá trị đầu tư thì lại khá thấp, do đó ông có điều kiện dồn vốn sang lĩnh vực nuôi bò lai. Hiện nay, trong trang trại rộng trên 10ha, đặc biệt là khu vực dưới tán dừa, ông Sang đã cho trồng cỏ voi để nuôi bò lai. Đang sở hữu đàn bò lai trị giá hơn 60 triệu đồng và với ý định phát triển đàn bò, ông Sang đã đặt ra mục tiêu phát triển đàn bò theo hướng sinh sản trên nền chọn lọc những con giống tốt.

Trên địa bàn huyện Hoài Nhơn hiện có hơn 103 trang trại lớn nhỏ, trong đó trang trại của ông Sang đạt kết quả khá mỹ mãn nhờ biết tìm tòi, thực hiện hướng đi mới trong phát triển kinh tế trang trại. Ông tâm sự: "Trước kia không ai tin vùng đất phèn này có thể trồng được dừa, làm được trang trại. Bây giờ thì họ tin thật rồi". Từ sự thành công của ông Sang, nhiều người vùng này học tập, mạnh dạn thay đổi cây trồng. Màu xanh của cây dừa xiêm đã bắt đầu phủ dần trên các cánh đồi ở vùng Thiết Đính.       

. Ngọc Oanh

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Bình Định đăng ký tham gia CLB 1.000 tỉ là có cơ sở   (27/12/2004)
Đăng ký thương hiệu cho nem chua Chợ Huyện - đừng để mất bò mới lo làm chuồng  (26/12/2004)
Hướng đi nào cho Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh?  (24/12/2004)
Kinh tế trang trại ở Phù Cát: Phát triển rộng nhưng chưa sâu  (24/12/2004)
3 năm thực hiện chương trình ICM: Nông dân được lợi nhiều hơn  (23/12/2004)
Thị trấn Phú Phong trên đường đổi mới   (22/12/2004)
Nỗi lo trong vụ ép mía mới  (22/12/2004)
Thị trường may mặc vào mùa  (21/12/2004)
Nghề làm cốm ở Nhơn Thành  (21/12/2004)
Hàng thực phẩm "Made in Bình Định" vào siêu thị  (20/12/2004)
Bước phát triển mới của thị trường tài chính - tiền tệ ở Bình Định  (20/12/2004)
Mấy ghi nhận về phát triển kinh tế trang trại  (20/12/2004)
Cát Hải: Đất khó đã chuyển mình  (19/12/2004)
Đất đồi gò đã hóa… vàng!   (20/12/2004)
Cụm CN-TTCN Phước An: "Đòn bẩy" phát triển của huyện Tuy Phước   (16/12/2004)