Vân Canh: Nhiều biện pháp để phát triển đảng viên ở thôn, làng
9:17', 29/12/ 2004 (GMT+7)

Trước thực trạng một số thôn, làng chưa có chi bộ đảng và một số cơ sở đảng nhiều năm liền không kết nạp được đảng viên nào, từ năm 2000 đến nay Đảng bộ huyện Vân Canh đã thực hiện một số biện pháp hữu hiệu để tạo nguồn phát triển đảng viên ở các thôn, làng mà đặc biệt là ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số.

Một góc Làng văn hóa Hà Văn Trên (Canh Thuận - Vân Canh)

Qua điều tra tìm hiểu cho thấy quần chúng ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số trình độ văn hóa thấp nên Huyện ủy chỉ đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo mở lớp phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở để nâng cao trình độ văn hóa cho các đối tượng. Đồng thời hằng năm Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mở 2-3 lớp đối tượng Đảng. Các quần chúng ở xa được bố trí chỗ nghỉ trưa và hỗ trợ tiền ăn trưa, do vậy số lượng quần chúng ưu tú được học tập nâng cao trình độ văn hóa, lý luận chính trị ngày càng nhiều, giúp Đảng bộ và các chi bộ lựa chọn quần chúng ưu tú nhất kết nạp vào Đảng.

Tuy vậy số quần chúng ưu tú được kết nạp vào Đảng ở các thôn, làng vẫn chưa cao. Nguyên nhân là do cán bộ, đảng viên ở các chi bộ làng đồng bào dân tộc thiểu số trình độ văn hóa thấp, nên việc hướng dẫn quần chúng ưu tú làm thủ tục kết nạp Đảng khó khăn. Huyện ủy cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn quần chúng ưu tú ở các thôn, làng hoàn tất các thủ tục kết nạp đảng đúng Điều lệ Đảng quy định. Nhờ cách làm tích cực như vậy mà 5 năm qua Đảng bộ huyện Vân Canh đã kết nạp được 264 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên 884 đồng chí, trong đó có hơn 37% đảng viên là người dân tộc thiểu số, chấm dứt tình trạng có chi bộ nhiều năm liền không kết nạp được đảng viên nào, hoặc thôn, làng không có đảng viên.

Qua kiểm tra, hầu hết các đồng chí đảng viên mới kết nạp đều phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình; xung kích đi đầu trong mọi công việc ở khu dân cư và trở thành hạt nhân của các phong trào, được quần chúng tín nhiệm bầu làm trưởng thôn, phó thôn, công an viên và trưởng các hội, đoàn thể của thôn, làng… Mỗi đảng viên còn được phân công phụ trách một nhóm hộ từ 5 đến 10 gia đình, để động viên, giúp đỡ họ phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, làm cho bộ mặt các thôn, làng càng thêm đổi mới.

Hiện nay Đảng bộ huyện Vân Canh đang tập trung quan tâm đến việc tạo nguồn phát triển đảng ở đồng bào Chăm H' Roi vì tỉ lệ đảng viên ở đây còn thấp so với dân tộc Kinh và Ba na. Qua đó nhằm tăng cường nguồn lực cho Đảng bộ và góp phần xây dựng khối đoàn kết vững chắc giữa các dân tộc trong huyện, tạo sức mạnh tổng hợp lãnh đạo nhân dân xây dựng huyện nhà ngày càng giàu đẹp.   

. Hạnh Phúc

(Vân Canh)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Chuyện làm giàu của một cựu chiến binh   (28/12/2004)
Vân Canh: Đối mặt với hạn  (28/12/2004)
Màu xanh của một trang trại   (27/12/2004)
Bình Định đăng ký tham gia CLB 1.000 tỉ là có cơ sở   (27/12/2004)
Đăng ký thương hiệu cho nem chua Chợ Huyện - đừng để mất bò mới lo làm chuồng  (26/12/2004)
Hướng đi nào cho Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh?  (24/12/2004)
Kinh tế trang trại ở Phù Cát: Phát triển rộng nhưng chưa sâu  (24/12/2004)
3 năm thực hiện chương trình ICM: Nông dân được lợi nhiều hơn  (23/12/2004)
Thị trấn Phú Phong trên đường đổi mới   (22/12/2004)
Nỗi lo trong vụ ép mía mới  (22/12/2004)
Thị trường may mặc vào mùa  (21/12/2004)
Nghề làm cốm ở Nhơn Thành  (21/12/2004)
Hàng thực phẩm "Made in Bình Định" vào siêu thị  (20/12/2004)
Bước phát triển mới của thị trường tài chính - tiền tệ ở Bình Định  (20/12/2004)
Mấy ghi nhận về phát triển kinh tế trang trại  (20/12/2004)