Diêm Tiêu hôm nay
16:9', 9/2/ 2004 (GMT+7)

Ngoài cây lúa, người dân Diêm Tiêu còn xen canh đậu phụng, dưa hấu...

Về thăm thôn Diêm Tiêu (thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ) mùa xuân này, tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự thay đổi diệu kỳ của vùng đất có tới hàng trăm hộ đói nghèo trước đây. Không cam chịu cảnh bần cùng, người dân Diêm Tiêu như những con ong chăm chỉ, bằng tất cả sự chắt chiu để vươn lên.

Đằng sau những dãy nhà cấp 4, cấp 3, cả những ngôi nhà cao tầng khang trang bề thế san sát dọc hai bên đường QL 1A đi vào các xóm đều hiển hiện một bộ mặt nông thôn đầy khởi sắc. 100% hộ dân đều có điện, đều ngói hóa, các phương tiện nghe nhìn, xe máy đi lại hầu như nhà nào cũng có, số hộ nghèo chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Hơn 90% hộ trong tổng số 527 hộ toàn thôn đã và đang bước đến ngưỡng cửa có của ăn, của để; không ít hộ đã giàu lên sau mấy năm đổi mới gần đây. Cách nghĩ mới, cách làm ăn mới, bằng sự cần cù lao động, niềm tin và nghị lực của người dân Diêm Tiêu như mãi cuốn hút tôi.

Anh Huỳnh Thế Phước, một người dân ở đây, nói vui rằng: Tôi năm nay 45 tuổi; tuổi Hợi nằm đợi mà ăn chẳng thấy, chỉ biết ngược xuôi tất tả quanh năm. Ngoài 4 sào lúa, tôi còn làm gần 1ha đất đỗ, luân xen canh với đậu phụng, dưa hấu, kiệu, kết hợp nuôi bò, heo, vịt đàn… Năm 2003 vừa qua gia đình tôi có tổng thu nhập hơn 40 triệu đồng; trừ chi phí, thực lãi tròn trèm một nửa…

Nông nghiệp hàng hóa đã và đang là thế mạnh từ tiềm năng đất đai, lao động của người dân Diêm Tiêu. Ông Võ Thân Lộc ở xóm Tân Hưng, dù ai nói ra, nói vào, ông vẫn đầu tư lớn cho việc trồng hơn nửa ha tiêu giống cao sản trên đất cằn, đã mang lại hiệu quả bất ngờ… cho thu nhập 1-2 vụ đầu tiên hàng chục triệu đồng… Rồi có tới gần 45% hộ toàn thôn, cùng với các loại cây trồng khác, lại thâm canh, trồng mới, mở rộng diện tích cây bông ngâu 2 vụ/năm, chi phí ít, thu nhập nhiều, mỗi năm thu hàng triệu đến hàng chục triệu đồng/hộ. Có thể kể đến hộ anh Nguyễn Văn Phong - xóm Tân Nghĩa, mua đất, sắm xe, cất nhà, mở mang kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ… cũng nhờ trồng hàng ngàn cây bông ngâu. Hay hộ anh Nguyễn Văn Chánh, cũng xóm Tân Nghĩa, ngoài lúa, ngâu, đậu, heo, gà… anh còn đầu tư phát triển đàn bò lai 12 con đầy hiệu quả; thôi thúc nhiều hộ nuôi, đưa tổng đàn bò lai của thôn đã xấp xỉ 100 con… Hộ anh Trần Xuân Chuyên, xóm Tân Nghĩa, trồng 5ha đào ghép cho thu hoạch năm 2003 hơn 20 triệu đồng…

Có thể nói nguồn vốn cho vay người nghèo, vốn tự có và vốn quỹ đất khá dồi dào đã giúp bà con Diêm Tiêu có cơ hội phát triển cây trồng, vật nuôi, có hộ đã giàu lên từ kinh tế trang trại VAC, nhất là hộ anh Phạm Văn Châu, với 43ha điều ghép và keo lá tràm đang hứa hẹn năm 2004 này sẽ cho thu nhập ít nhất là vài trăm triệu đồng, chưa kể con bò trên rẫy, con cá dưới lòng hồ Diêm Tiêu, con heo trong chuồng và các loại xe cơ giới, làm đất, cải tạo ao đìa… mà anh Châu đã đầu tư mua sắm để kinh doanh.

Nhưng không dừng lại ở sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, người dân Diêm Tiêu đã và đang từng bước mở rộng, phát triển ngành nghề CN-TTCN - thương nghiệp dịch vụ. Nổi trội là xóm Tân Nghĩa với nhiều cửa hàng tạp hóa, cơ sở sản xuất nước đá, 3 cơ sở cửa sắt, 6 cơ sở gò hàn, tiện sửa xe máy, hàng chục máy ủi, máy xới và có gần 10 xe tải vận chuyển hàng hóa xa gần khắp cả nước, tạo nên bộ mặt đô thị trù phú.

Và một trong những điều tâm đắc chúng tôi được biết khi về Diêm Tiêu là ở đây có một chi bộ Đảng vững mạnh với 23 đảng viên, luôn đoàn kết một lòng, tận tâm tận tụy với công việc, tích cực xây dựng chi bộ, xây dựng nông thôn trên đường đổi mới vươn tới ấm no, hạnh phúc.

. Xuân Lộc

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Vĩnh Thạnh xuân này...  (08/02/2004)
Du lịch Bình Định: Khởi động đầu năm   (06/02/2004)
Dịch cúm gà đang lan nhanh, tác hại ngày càng lớn   (05/02/2004)
Tiếp tục đẩy mạnh phòng chống dịch cúm gà  (04/02/2004)
Vài nét về những sản phẩm khoa học công nghệ nổi bật của Bình Định   (03/02/2004)
Nhiều hộ chăn nuôi xin tiêu hủy đàn gia cầm   (03/02/2004)
Phòng chống dịch cúm gà: Cuộc chiến đang đến hồi quyết liệt   (02/02/2004)
"Từ núi cao tới biển cả - Các vùng đất ngập nước luôn luôn vì chúng ta"  (01/02/2004)
Dịch cúm gà đã lan đến Bình Định?  (30/01/2004)
Triển vọng mới cho cây mì  (30/01/2004)
Những triệu phú vùng cao  (28/01/2004)
Làng hoa Xuân Mỹ vào xuân   (27/01/2004)
Xuân này ở làng rau Thuận Nghĩa  (26/01/2004)
Giống mới nảy mầm xuân   (24/01/2004)
Đường ven biển - cung đường mùa xuân  (21/01/2004)