Quê biển... lên đời!
16:8', 11/2/ 2004 (GMT+7)

Đua thuyền thúng - một hoạt động sôi nổi đầu năm mới ở Cát Khánh

Là thôn biển của xã Cát Khánh (Phù Cát) thôn An Quang ngày nào giao thông trắc trở, đời sống khó khăn, bây giờ đã thực sự đổi thay. Nghề khai thác đánh bắt hải sản đã trở thành "nhịp cầu nối những bờ vui" cho gần 800 hộ với trên 4.200 nhân khẩu của thôn biển xa xôi đầy cát và nắng gió.

Đoàn thuyền nhỏ, công suất thấp, chỉ khai thác quanh quẩn ven bờ chính là nguyên nhân đói nghèo của vùng quê biển này trong suốt thời gian dài. Bây giờ An Quang đã có đội thuyền gần 250 chiếc với công suất lớn cùng trang thiết bị, ngư lưới cụ hiện đại như máy định vị, máy bộ đàm, máy tầm ngư… đáp ứng yêu cầu cho những cuộc hành trình khơi xa dài ngày, ra Bắc vào Nam. Nhờ vậy, sản lượng đánh bắt ngày càng tăng, trung bình mỗi năm tăng từ 3-7% sản lượng. Trong 5 năm trở lại đây, bình quân một lao động biển ở An Quang có thu nhập từ 10 đến 60 triệu đồng/năm, tăng gấp nhiều lần so với trước.

Nhiều hộ ngư dân đã biết liên kết với nhau để huy động vốn, kể cả vốn vay, mạnh dạn đầu tư đóng thuyền công suất lớn, bám biển thường xuyên, liên tục đạt sản lượng cao… Sản xuất phát triển, giao thông thông thoáng, nên sản phẩm đánh bắt đến đâu được tiêu thụ đến đó, tạo nên nhịp sống sôi nổi ở vùng quê biển. Các nghề phụ cho nghề cá như: đan vá lưới, thu mua buôn bán hải sản xa gần, chế biến nước mắm, sản xuất đá lạnh, cung cấp nhiên liệu cho tàu thuyền… cũng không ngừng phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động phụ, nhất là lao động nữ. Nhờ kinh tế phát triển đã kéo theo nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư đã được quan tâm đúng mức, tỷ lệ gia tăng dân số chững lại… chính là những nguyên nhân không nhỏ giúp cho thôn An Quang xóa hết hộ đói, giảm hộ nghèo. Toàn thôn có 96% hộ có mức sống trung bình trở lên, trong đó có trên 36% hộ khá, giàu; 100% hộ được sử dụng điện sinh hoạt, hơn 98% nhà ngói hóa, các phương tiện nghe nhìn ngày càng được mua sắm nhiều hơn.

Sự đổi thay ở thôn An Quang mới chỉ là bước đầu. Hy vọng rằng bao giọt mồ hôi rơi giữa mênh mông đại dương kia của ngư dân An Quang sẽ tiếp tục hóa thành tôm cá đầy khoang sau mỗi chuyến biển, để cho thôn biển này phát triển hơn nữa, xứng danh là quê hương của Anh hùng Vũ Bảo.

. Văn Thý

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Tích cực thu bạc lẻ, sẽ có cơ hội thu lớn   (10/02/2004)
Diêm Tiêu hôm nay   (09/02/2004)
Vĩnh Thạnh xuân này...  (08/02/2004)
Du lịch Bình Định: Khởi động đầu năm   (06/02/2004)
Dịch cúm gà đang lan nhanh, tác hại ngày càng lớn   (05/02/2004)
Tiếp tục đẩy mạnh phòng chống dịch cúm gà  (04/02/2004)
Vài nét về những sản phẩm khoa học công nghệ nổi bật của Bình Định   (03/02/2004)
Nhiều hộ chăn nuôi xin tiêu hủy đàn gia cầm   (03/02/2004)
Phòng chống dịch cúm gà: Cuộc chiến đang đến hồi quyết liệt   (02/02/2004)
"Từ núi cao tới biển cả - Các vùng đất ngập nước luôn luôn vì chúng ta"  (01/02/2004)
Dịch cúm gà đã lan đến Bình Định?  (30/01/2004)
Triển vọng mới cho cây mì  (30/01/2004)
Những triệu phú vùng cao  (28/01/2004)
Làng hoa Xuân Mỹ vào xuân   (27/01/2004)
Xuân này ở làng rau Thuận Nghĩa  (26/01/2004)