Sản xuất và tiêu thụ gạch thủ công đang hồi phục
16:8', 18/2/ 2004 (GMT+7)

Gạch thủ công sản xuất tại huyện Tây Sơn (ảnh: Đào Tiến Đạt)

Hiện nay, các sản phẩm gạch ngày càng đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Gạch Tuy nen với chất lượng tốt hơn đang đặt gạch sản xuất thủ công vào thế cạnh tranh gay gắt. Trước thực trạng như vậy, các lò gạch thủ công đã làm gì để tồn tại và phát triển?

Sau một thời gian gặp nhiều khó khăn về chất đốt và đầu ra, các lò gạch trong tỉnh tưởng chừng như phải đóng cửa lò, đến nay mọi việc sản xuất, tiêu thụ gạch - ngói thủ công đã có dấu hiệu bình ổn. Các lò gạch - ngói thủ công chủ yếu tập trung nhiều ở xã Bình Nghi - Tây Sơn, với 290 lò; huyện Tuy Phước khoảng 60 lò; xã Nhơn Lộc - An Nhơn 10 lò… Hầu hết các lò gạch này đã có bước chuyển đổi để phù hợp với nhu cầu thị trường.

So với những năm trước đây, cách thức tổ chức, quản lý sản xuất ở các lò gạch thủ công và bán thủ công đã có dấu hiệu chuyển biến. Lao động thủ công ở các lò gạch - ngói còn chiếm tỉ lệ khoảng 70%, ở các công đoạn nhào đất, đưa vào khuôn máy, đưa gạch vào và ra lò... Riêng công đoạn định hình viên gạch mộc đã có sử dụng máy móc thuộc dạng máy cơ khí nhỏ, đơn giản như kiểu máy nổ có kèm một bộ phận đúc dạng khuôn là thành một chiếc máy ép gạch đủ để thay thế cho khuôn gỗ thủ công ngày xưa, vừa chậm vừa không đúng kỹ thuật. Chuyển đổi thứ hai tại các lò gạch là việc sử dụng chất đốt bằng nguyên liệu dăm gỗ, bột cưa, than thay cho củi, gỗ trước kia. Chính từ những thay đổi này mà chất lượng của gạch, ngói thủ công được nâng cao hơn. Nói về việc sản xuất hiện nay, anh Hoàng Quốc Lộc - chủ một lò gạch ở xã Bình Nghi cho biết: "Hiện tại, tôi đang bỏ ra hơn 10 triệu đồng để cải tiến, tu bổ lò gạch cũng như áp dụng khoa học thay thế dần lao động thủ công trong các khâu trộn bùn, ép gạch để nâng cao chất lượng sản phẩm".

Đa số các lò gạch thủ công hoặc bán thủ công đều có những bước cải tiến trong các khâu sản xuất cũng như trang bị thêm một số phương tiện máy móc đơn giản, phù hợp, để tăng năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Cách đây mấy năm, từ khi sản phẩm gạch ngói Phú Phong được người tiêu dùng trong nước bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao" thì đầu ra của các loại gạch - ngói thủ công cũng thông thoáng hơn.

Hiện nay giá của một viên gạch tuy nen là 480-520đồng/viên. Riêng gạch thủ công thì giá thấp hơn, khoảng 300-320đồng/viên; đây là yếu tố để gạch thủ công cạnh tranh với gạch tuy nen. Trung bình một tháng các lò gạch trong tỉnh sản xuất hơn 10 triệu viên gạch, không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn cho các tỉnh lân cận. Anh Nguyễn Tấn Triển - chủ một lò gạch ở thị trấn Tuy Phước cho biết: "Ngoài nguyên nhân về mặt giá cả, tâm lý của người tiêu dùng ở nông thôn vẫn ưa chuộng loại gạch thủ công, gạch không lỗ… để làm nhà, vì các lò gạch ở tại địa phương, bớt khâu vận chuyển, chất lượng cũng khá tin cậy."

Một tháng, trung bình một lò cho ra được hai kỳ lò khoảng 25.000 viên gạch, với giá cả như hiện nay, thì trừ các khoản chi phí, kể cả hao hụt, chủ lò cũng kiếm được 3-4 triệu đồng. Đây là mức thu nhập thuộc diện khá ở vùng nông thôn. Một lò gạch nhỏ nhất cũng có 10 nhân công lao động (trừ khâu xúc đất, vận chuyển là của nam giới, còn lại các công đoạn khác do nữ giới làm). Như vậy, các lò gạch thủ công cũng giải quyết được nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ ở nông thôn. Thu nhập bình quân của mỗi người thợ khoảng từ 500.000-900.000đồng/tháng..

Hiện nay, đời sống kinh tế ngày càng phát triển. Ở các vùng nông thôn, nhu cầu xây dựng nhà cửa cùng các công trình tăng mạnh nên các lò gạch thủ công sống được.

. Hải Yến

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Những đổi thay ở một ngôi làng vùng cao   (17/02/2004)
Các trại giống và 2 giống gia cầm quý hiếm ở tỉnh Bình Định: Vẫn đang rất an toàn  (16/02/2004)
Cư dân ven tuyến cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội: Khó khăn và hy vọng   (15/02/2004)
Doanh nghiệp và việc hội nhập kinh tế quốc tế  (13/02/2004)
Không ngừng khai thác mở rộng thị trường xuất khẩu  (12/02/2004)
Quê biển... lên đời!  (11/02/2004)
Tích cực thu bạc lẻ, sẽ có cơ hội thu lớn   (10/02/2004)
Diêm Tiêu hôm nay   (09/02/2004)
Vĩnh Thạnh xuân này...  (08/02/2004)
Du lịch Bình Định: Khởi động đầu năm   (06/02/2004)
Dịch cúm gà đang lan nhanh, tác hại ngày càng lớn   (05/02/2004)
Tiếp tục đẩy mạnh phòng chống dịch cúm gà  (04/02/2004)
Vài nét về những sản phẩm khoa học công nghệ nổi bật của Bình Định   (03/02/2004)
Nhiều hộ chăn nuôi xin tiêu hủy đàn gia cầm   (03/02/2004)
Phòng chống dịch cúm gà: Cuộc chiến đang đến hồi quyết liệt   (02/02/2004)