Hoài Ân xóa đói giảm nghèo
15:53', 24/2/ 2004 (GMT+7)

Vùng nguyên liệu dứa ở Hoài Ân

Hoài Ân là huyện trung du - miền núi có số dân trên 94 ngàn người, với 14 xã, thị trấn, bao gồm: 3 xã vùng cao, 6 xã đặc biệt khó khăn và 5 xã đồng bằng. Nhìn chung, trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Những năm gần đây, tình hình KT-XH của huyện có bước phát triển rõ nét, đời sống nhân dân được nâng cao song do xuất phát điểm nền kinh tế thấp, cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng còn yếu và nằm ở vị trí địa lý không thuận lợi, thiên tai thường xuyên xảy ra nên tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao. Để góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, đầu năm 2002 Huyện ủy Hoài Ân đã có nghị quyết 16 về thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện đến năm 2005, mục tiêu là giảm số hộ nghèo xuống còn dưới 5%.

Từ khi có nghị quyết 16 của Huyện ủy, các cấp, các ngành, các địa phương ở huyện Hoài Ân đã nâng cao hơn về nhận thức và ý thức trách nhiệm trong công tác xóa đói giảm nghèo. Nhiều ngành, nhiều địa phương đã triển khai quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghị quyết bằng nhiều biện pháp như: Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao các tiến bộ KHKT, hỗ trợ về vốn, y tế, giáo dục và nhà ở. Nhờ vậy mà tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm đáng kể, năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 15% (tính cả hộ nghèo tương đối và tuyệt đối), năm 2002 là 13,71% và năm 2003 giảm xuống còn 10,08%. Thu nhập bình quân trên đầu người cũng tăng dần từ 3,3 triệu đồng năm 2001, lên 3,5 triệu đồng năm 2002 và 3,8 triệu đồng 2003.

Các nguyên nhân chủ yếu làm giảm tỷ lệ hộ nghèo là do các gia đình tự cố gắng vươn lên, vay vốn sản xuất, nhờ sự giúp đỡ của hội, đoàn thể và biết ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Các xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo thấp là thị trấn Tăng Bạt Hổ 6,1%, Ân Đức 7% và các xã có số hộ nghèo giảm cao trong năm 2003 và Bok Tới 9,06%, Ân Hảo 6,3%.

Theo kết quả điều tra năm 2003 của Phòng Tổ chức Lao động xã hội huyện Hoài Ân, toàn huyện có 2.279 hộ nghèo, trong đó đối tượng có công với nước là 29 hộ, chính sách xã hội là 456 hộ. Nguyên nhân dẫn đến hộ nghèo chủ yếu là do các hộ có người ốm đau, già cả; thiếu vốn sản xuất; đông người ăn theo và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Ngoài ra cũng phải để đến vai trò của một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức sâu rộng về chương trình xóa đói giảm nghèo; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong chỉ đạo thực hiện công tác chưa thật đồng bộ và thường xuyên, cá biệt có nơi còn xem đó là trách nhiệm của riêng ngành lao động - thương binh - xã hội. Mặt khác, một bộ phận hộ nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại nhà nước, thiếu chủ động huy động các nguồn lực để sản xuất vươn lên. Các xã có tỷ lệ hộ nghèo chiếm cao ở huyện Hoài Ân, tập trung nhiều ở 3 xã vùng cao là Bok Tới 29,9%, Ân Sơn 24,7%, Đăk Mang 23,5% và các xã đồng bằng như Ân Nghĩa 16,8%, Ân Tín 13,3%.

Để tiếp tục thực hiện thắng lợi chủ trương xóa đói giảm nghèo, mà trước hết năm 2004 làm giảm số hộ nghèo xuống còn 7%, huyện Hoài Ân đã nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, đề ra một số nhiệm vụ lớn là: tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong Đảng và toàn xã hội, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân nhận thức sâu sắc về chương trình xóa đói giảm nghèo; thường xuyên điều tra làm giảm hộ nghèo; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và giúp người nghèo cải thiện về nhà ở; đẩy mạnh hỗ trợ về giáo dục, dạy nghề nâng cao dân trí và y tế; triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng quỹ xóa đói giảm nghèo và củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ huyện đến xã đi vào hoạt động hiệu quả.

. Lê Hùng Anh

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Niềm vui nơi xóm nhỏ  (23/02/2004)
Màu xanh trên vùng đất cằn  (22/02/2004)
Thị trường trong cơn dịch cúm gà: thiệt đơn, thiệt kép   (20/02/2004)
Nỗ lực xây dựng vùng mía nguyên liệu thâm canh năng suất cao  (19/02/2004)
Sản xuất và tiêu thụ gạch thủ công đang hồi phục   (18/02/2004)
Những đổi thay ở một ngôi làng vùng cao   (17/02/2004)
Các trại giống và 2 giống gia cầm quý hiếm ở tỉnh Bình Định: Vẫn đang rất an toàn  (16/02/2004)
Cư dân ven tuyến cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội: Khó khăn và hy vọng   (15/02/2004)
Doanh nghiệp và việc hội nhập kinh tế quốc tế  (13/02/2004)
Không ngừng khai thác mở rộng thị trường xuất khẩu  (12/02/2004)
Quê biển... lên đời!  (11/02/2004)
Tích cực thu bạc lẻ, sẽ có cơ hội thu lớn   (10/02/2004)
Diêm Tiêu hôm nay   (09/02/2004)
Vĩnh Thạnh xuân này...  (08/02/2004)
Du lịch Bình Định: Khởi động đầu năm   (06/02/2004)