Sau 3 năm thực hiện QĐ 187:
Các lâm trường hoạt động ngày càng hiệu quả
17:3', 1/4/ 2004 (GMT+7)

Ngày 16-9-1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý ở các lâm trường quốc doanh trên địa bàn toàn quốc. Thực hiện QĐ của Chính phủ, ngành NN-PTNT tỉnh đã tiến hành sắp xếp lại các nông - lâm trường trên địa bàn. Đến nay, sau 3 năm chuyển đổi, các lâm trường đã bắt đầu hoạt động ổn định, sản xuất - kinh doanh (SXKD) ngày càng hiệu quả…

Ươm giống cây trồng tại Lâm trường Quy Nhơn

Trước khi có QĐ 187, trên địa bàn tỉnh có 8 lâm trường là An Sơn, Sông Kôn, Hà Thanh, Quy Nhơn, Hoài Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát, Nông - lâm trường Đèo Nhông và Ban Quản lý dự án rừng Hoài Ân. Phần lớn các nông - lâm trường đều hoạt động kém hiệu quả, thường xuyên bị thua lỗ. Nguyên nhân là do các nông - lâm trường chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc sử dụng tiềm năng đất đai còn hạn chế, không xác định rõ ràng ranh giới giữa bản đồ địa chính và thực địa của đơn vị mình. Tình trạng tranh chấp và lấn chiếm đất đai giữa các cá nhân và nông - lâm trường thường xuyên xảy ra, gây cản trở không nhỏ đến việc tổ chức SXKD. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn đầu tư của một số lâm trường còn khá nghèo nàn, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Do đó, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân lao động nghề rừng ở các nông - lâm trường còn quá thấp. Nhiều lâm trường chưa thật sự năng động liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác để tăng cường hoạt động SXKD dẫn đến thường xuyên bị thua lỗ…

Thực hiện QĐ 187 của Thủ tướng Chính phủ, ngành Nông nghiệp đã rà soát lại các nông - lâm trường; tiến hành đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý các lâm trường quốc doanh nhằm nâng cao năng lực hoạt động phù hợp với tình hình phát triển mới. Theo đó, các lâm trường được tiếp tục duy trì hoạt động theo cơ chế SXKD vừa có trách nhiệm quản lý rừng phòng hộ và rừng cảnh quan là An Sơn, Hà Thanh, Sông Kôn và Quy Nhơn. Đồng thời, chuyển đổi các lâm trường Hoài Nhơn, Đèo Nhông, Phù Cát, Tây Sơn và Ban Quản lý Hoài Ân thành các Ban Quản lý rừng phòng hộ hoạt động theo đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, trực thuộc UBND huyện.

Đến nay, sau 3 năm thực hiện theo QĐ 187, các lâm trường An Sơn, Hà Thanh, Sông Kôn và Quy Nhơn đã hoạt động ổn định, SXKD ngày càng hiệu quả. Các lâm trường đã hoàn thành công tác rà soát lại quỹ đất, được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài. Đồng thời, xây dựng các phương án quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên rừng; bố trí quy hoạch sử dụng đất hợp lý và khoa học hơn. Các lâm trường cũng đã chủ động hơn trong hoạt động SXKD, mở rộng phương thức liên doanh liên kết với các đơn vị chế biến lâm sản và các hộ trồng rừng sản xuất. Giao khoán quản lý bảo vệ rừng lâu dài đến hộ nông dân, gắn với việc tiêu thụ các sản phẩm do chính họ làm ra… Bên cạnh đó, các lâm trường cũng đã mở rộng quy mô trồng rừng sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất rừng trồng bằng cách chọn tạo giống mới. Trong các năm qua, công tác trồng rừng ở các lâm trường đã có những bước chuyển biến đáng ghi nhận. Từ việc trồng rừng thường xuyên phải dùng các loại giống kém chất lượng, các lâm trường đã chuyển sang trồng bằng các loại cây con chất lượng tốt, được Bộ NN - PTNT công nhận, như bạch đàn E.Urophylla U6, UG8; các loài keo lai BV10, BV16, BV32, TB05, TB06, TB12... Đối với trồng rừng phòng hộ, các đơn vị đã chú ý công tác cải tiến quy trình, thay đổi phương thức sản xuất cây giống và trồng rừng thâm canh, nên tỉ lệ cây sống đạt trên 90%, tỉ lệ thành rừng ngày càng được nâng cao.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, các lâm trường An Sơn, Hà Thanh, Sông Kôn, Quy Nhơn trong 3 năm (2001-2003) đã có bước chuyển biến tích cực. Đáng chú ý là việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đều đạt và vượt cao: giao khoán quản lý bảo vệ rừng: 20.026 ha, đạt 175,4%; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 10.712 ha, đạt 158,2%; trồng rừng 1.380 ha, đạt 270,5%; chăm sóc rừng trồng 2.508 ha, đạt 164,5%. Doanh thu trong 3 năm (2001-2003) của các lâm trường An Sơn, Hà Thanh, Sông Kôn, Quy Nhơn là 22,267 tỉ đồng, đạt 186,17%; nộp ngân sách 5,025 tỉ đồng, đạt 141,4%, thu nhập bình quân 986.000 đồng/người/ tháng…

. Nguyễn Hân

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Trả lại bình yên cho đầm Thị Nại   (31/03/2004)
An Nhơn: Khu Đông gạo trắng nước trong…   (31/03/2004)
Thị trường máy photocopy  (30/03/2004)
Chống lâm tặc - Nhìn từ Quốc lộ 19  (30/03/2004)
Nóng bỏng cuộc chiến mía đường  (29/03/2004)
Niềm vui nước sạch về làng  (28/03/2004)
Đoàn viên thanh niên Hoài Nhơn với phong trào thi đua lập nghiệp   (26/03/2004)
Nhơn Hải: Nuôi tôm hùm giống - Mở hướng làm giàu  (25/03/2004)
Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thi công   (24/03/2004)
Khởi động những cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm   (23/03/2004)
Công nghiệp Bình Định trên đà khởi sắc  (22/03/2004)
Vùng nuôi tôm Phước Hòa: Phập phồng vào vụ mới  (21/03/2004)
Hiệu quả các chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế ở Hoài Nhơn  (19/03/2004)
Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Phước An: 3 năm vẫn còn nằm trong... dự án   (19/03/2004)
Khát vọng làm giàu từ cây dó   (19/03/2004)