Khởi nghiệp từ nghề truyền thống
16:57', 20/4/ 2004 (GMT+7)

Với làn da rám nắng và nụ cười rộng mở, anh Đào Tấn Minh cho biết, anh bắt đầu sự nghiệp của mình từ nghề truyền thống của cha ông. Trải qua nhiều gian nan vất vả, cuối cùng anh cũng thành công - trở thành chủ cơ sở đúc kim loại nổi tiếng ở cụm công nghiệp Gò Đá Trắng (An Nhơn)…

Anh Minh kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng

Xuất thân từ một gia đình có nghề đúc kim loại truyền thống, năm 1990 Đào Tấn Minh quyết định mở cơ sở đúc những mặt hàng kim loại phục vụ cho các hoạt động nông - công - ngư nghiệp; cơ sở đặt tại quê anh ở thôn Bằng Châu thị trấn Đập Đá (An Nhơn). Bước đầu cơ sở với quy mô chỉ 10 công nhân, sản phẩm làm ra chủ yếu cung cấp cho thị trường trong tỉnh. "Vạn sự khởi đầu nan", sản phẩm ban đầu làm ra chất lượng kém, mẫu mã xấu, bán không được đành phải chịu lỗ.

Anh tâm sự: "Những lúc như vậy tôi không nản lòng mà luôn quyết tâm học hỏi thêm kinh nghiệm nghề đúc kim loại truyền thống của cha ông để làm cho bằng được. Bên cạnh đó, mỗi tháng 3-4 lần tôi đến các thị trường có tiêu thụ sản phẩm của mình để liên hệ với khách hàng và nhận đặt hàng, nắm bắt mức độ tiêu thụ sản phẩm cũng như học hỏi những mẫu mã mới". Nhờ vậy, những mặt hàng mới do cơ sở của anh sản xuất như: cánh quạt, bọc láp, loa cuốn lưới, ròng rọc cho tàu thuyền đánh cá; bơm nước và các dụng cụ phục vụ cho ngành điện… dần dần xuất hiện nhiều trên thị trường, đã được khách hàng ưa chuộng và tín nhiệm.

Bốn năm sau ngày vào nghề, khi đã dành dụm được một ít tiền và thị trường đã ổn định, anh đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Lần mở rộng quy mô sản xuất này khá thuận lợi, vì anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và có trong tay một đội ngũ lao động kỹ thuật tay nghề cao. Tuy vậy, anh cũng không thể mở rộng quy mô sản xuất hơn nữa bởi cơ sở nằm trong khu dân cư, ảnh hưởng đến những người xung quanh do tiếng ồn và ô nhiễm môi trường. Năm 2003, khi cụm công nghiệp Gò Đá Trắng hình thành, anh Minh đã đăng ký và đầu tư gần 2 tỉ đồng để xây dựng nhà xưởng và trang bị thêm máy móc cũng như mở rộng quy mô sản xuất hơn nữa. Hiện nay cơ sở của anh đã thu hút khoảng 50 lao động, với mức lương bình quân 900 ngàn đồng/người/tháng. Sản phẩm làm ra chẳng những được tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh mà còn có hơn 20 đại lý phân phối từ Đà Nẵng cho đến tận Vũng Tàu.

Theo anh Minh, điều quan trọng là phải tạo được niềm tin với khách hàng. Bởi vậy, anh luôn suy nghĩ tìm tòi những mẫu mã mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Anh tâm sự: "Những sản phẩm do cơ sở sản xuất ra một khi mình cảm thấy ưng ý thì khách hàng mới có thể chấp nhận được". Phương châm làm ăn này đã giúp anh thành công như ngày hôm nay.

. Ngọc Thái

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống: Còn đó những khó khăn   (19/04/2004)
Chế biến thủy sản xuất khẩu: Những tín hiệu mới  (18/04/2004)
Đề Gi - ước vọng khơi xa   (16/04/2004)
Gốm sứ Cảnh Đức Trấn và bề dày của một truyền thống   (16/04/2004)
Muối đắng…   (15/04/2004)
Ghi nhận ở một vùng tôm  (15/04/2004)
Mở lại tuyến bay Quy Nhơn - Đà Nẵng: Cơ hội mới cho Bình Định   (14/04/2004)
Công nghiệp Tây Sơn chọn hướng đi  (13/04/2004)
Thị trường du lịch Bình Định: Đã có dấu hiệu sôi động!  (12/04/2004)
Cùng nhau bảo vệ nguồn lợi thủy sản  (11/04/2004)
Kinh tế ngoài quốc doanh: Tiếp tục tăng trưởng!  (11/04/2004)
Thảm xơ dừa Tam Quan Nam xuất ngoại   (09/04/2004)
Cần có một chiến lược đầu tư bền vững cho vùng nguyên liệu  (08/04/2004)
Nhơn Hải - Đi lên từ biển!  (07/04/2004)
Niềm vui từ chương trình 135 ở Vĩnh Thạnh   (06/04/2004)