Tiến sĩ Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh:
Hợp tác kinh tế Bình Định - TP.HCM góp phần để Bình Định phát triển
11:24', 18/5/ 2004 (GMT+7)

Trong thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế giữa Bình Định và TPHCM vừa ký kết, Viện Kinh tế TP. HCM được giao nhiệm vụ giúp Bình Định xây dựng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Chúng tôi đã phỏng vấn Tiến sĩ Trần Du Lịch về các hoạt động hỗ trợ của Viện Kinh tế TP.HCM đối với sự phát triển của tỉnh Bình Định.

- Thưa ông, là một nhà nghiên cứu kinh tế, đồng thời cũng là một người con của quê hương Bình Định, trong những năm qua, ông luôn quan tâm đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vậy ông đánh giá thế nào về hiện trạng của nền kinh tế Bình Định hiện nay?

    TS Trần Du Lịch

* Tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Định là ở mức vừa phải so với một số địa phương khác. Vài năm gần đây, tôi thấy tốc độ tăng trưởng khá ở một số lĩnh vực, ví dụ như năm 2003 công nghiệp tăng 20% và kế hoạch đề ra năm nay tăng 22% là một tốc độ khá. Tuy nhiên so với tiềm năng, tôi cho rằng ta còn có thể làm được nhiều hơn nữa. Nếu công nghiệp phát triển tốt thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Định còn có thể cao hơn để thay đổi cơ cấu, vì hiện nay trong cơ cấu kinh tế của Bình Định công nghiệp chiếm chưa tới 24%, trong khi trên 40% là nông nghiệp. Như vậy nếu không chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, rõ ràng con đường làm giàu sẽ chậm hơn nhiều…

- Vậy theo ông, tỉnh Bình Định cần phải làm gì để phát huy các tiềm năng và thế mạnh của mình vào phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới?

* Tôi cho rằng việc ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế giữa lãnh đạo 2 tỉnh Bình Định và TPHCM vừa rồi cũng là một trong những điều kiện tốt. Trước hết, trong vấn đề phát triển là nên lựa chọn những mũi đột phá. Theo tôi, chủ trương phát triển khu kinh tế Nhơn Hội mà hiện nay Trung ương hỗ trợ đầu tư là một mũi đột phá để phát triển công nghiệp và dịch vụ của Bình Định; ví dụ dịch vụ cảng, dịch vụ kho vận và dịch vụ du lịch… Bởi vì các ngành dịch vụ mà phát triển được thì nó tác động tới nhiều ngành chế biến, nhất là tác động chuyển dịch cơ cấu lao động. Với chủ trương của tỉnh và các chính sách thu hút đầu tư hiện nay, nếu tập trung được, giải quyết được khâu hạ tầng cho tốt thì khả năng thu hút đầu tư sẽ mạnh mẽ hơn.

- Ông có nhận xét gì về các chính sách thu hút đầu tư cũng như môi trường đầu tư ở Bình Định hiện nay?

* Tôi thấy rằng đang có một xu hướng khá tốt, bởi vì tỉnh đang có nhiều chính sách ưu đãi rất lớn đối với các doanh nghiệp trong các vấn đề về thuế, đất đai, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện nay các cơ chế hành chính của tỉnh cũng đã có một sự năng động, có một điểm rất tốt, là sự khát vọng thu hút đầu tư. Đây là điểm rất quan trọng. Khi mà từ lãnh đạo tới cơ quan hành chính nhà nước các cấp có khát vọng thu hút đầu tư để thúc đẩy kinh tế đi lên thì đó là dấu hiệu bắt đầu của sự thành công.

- Sau khi lãnh đạo tỉnh Bình Định và lãnh đạo TP.HCM ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế thì Viện Kinh tế TP.HCM sẽ làm gì để hỗ trợ, giúp đỡ cho tỉnh Bình Định?

* Nội dung ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế giữa Bình Định và TP.HCM vừa rồi rất là phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế TP.HCM đầu tư ra bên ngoài. Trong nội dung ký kết lần này, Thành ủy, UBND thành phố giao cho Viện chúng tôi giúp tỉnh Bình Định trong lĩnh vực nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu kinh tế và một số chính sách khuyến khích thu hút đầu tư; đặc biệt là nghiên cứu một số chính sách đối với vấn đề phát triển khu kinh tế Nhơn Hội. Cũng trong các nội dung này, Viện Kinh tế cùng các cơ quan khác ở TP.HCM giúp Bình Định vấn đề đào tạo, tiếp cận thị trường. Ở TPHCM hiện nay, Viện Kinh tế làm nhiệm vụ là cơ quan thường trực của bộ phận hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố, và chúng tôi làm luôn cả chương trình đào tạo. Hiện nay, chúng tôi biên soạn chương trình đào tạo cho các doanh nghiệp trong vấn đề cạnh tranh và hội nhập. Thành ủy, UBND thành phố giao cho chúng tôi hỗ trợ tỉnh Bình Định những nhiệm vụ như vậy là phù hợp.

- Xin cám ơn ông!

. Xuân Nguyên - thực hiện

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Qua thanh tra hoạt động kinh doanh nhiên liệu trên địa bàn tỉnh: Người tiêu dùng đang bị móc túi   (17/05/2004)
Doanh nghiệp với công nghệ thông tin: Hai mặt của một vấn đề  (16/05/2004)
Nóng bỏng thị trường bảo hiểm nhân thọ  (14/05/2004)
Nhơn Hội: Phát triển nuôi trồng các loài nhuyễn thể   (12/05/2004)
Bình Định - vùng đất tiềm năng đối với các nhà đầu tư   (12/05/2004)
Công trình nước sạch ở khu vực đông - bắc Tuy Phước: Vì sao chưa phát huy hiệu quả?  (11/05/2004)
Nạn khai thác cát trái phép trên sông Hà Thanh: Bao giờ chấm dứt?   (10/05/2004)
Phù Mỹ: Ớt chín mùa vui  (10/05/2004)
Điện thoại di động: Sử dụng dịch vụ nào?   (09/05/2004)
Phục hồi và tái tạo rạn san hô: Cứu lấy "mái nhà biển"   (07/05/2004)
Những ngày hội văn hóa ẩm thực Hải Âu: Dạ tiệc bên bờ biển xanh   (06/05/2004)
Quy hoạch sản xuất gạch ngói ở Tây Sơn: Bao giờ ổn định?   (05/05/2004)
Mỹ nghệ Bình Minh: HTX duy nhất xuất khẩu trực tiếp   (04/05/2004)
Phát triển kinh tế trang trại: Đã có lời giải từ thực tiễn   (04/05/2004)
Điện lực Bình Định: Xây dựng và phát triển nguồn, lưới điện   (03/05/2004)