Nan giải dịch tôm
15:48', 19/5/ 2004 (GMT+7)

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã có khoảng 500 ha nuôi tôm đang bị dịch bệnh, chủ yếu là dịch thân đỏ đốm trắng. Người nuôi tôm đang đứng ngồi không yên vì tiếp tục bị thua lỗ.

Về các xã thuộc khu đông của huyện Tuy Phước vào những ngày giữa tháng 5, đến đâu chúng tôi cũng nghe ngư dân bàn tán về nạn dịch tôm đang hoành hành.

Kiểm tra dịch bệnh tôm tại vùng nuôi tôm Kim Đồng, Phước Hòa, Tuy Phước

Ở xã Phước Hòa - vùng nuôi tôm khá lớn của Tuy Phước, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi được ông Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ tịch UBND xã thông báo: toàn xã đã có 165/307 ha ao nuôi tôm bị dịch bệnh. Trong đó có 40 ha bị bệnh thân đỏ đốm trắng, còn lại là bệnh đen mang, thân đóng rong… Chúng tôi đã gặp ông Trần Phú Hữu, một chủ hồ tôm ở thôn Kim Đông đang rầu rĩ bên hồ tôm đã bị bệnh thân đỏ đốm trắng làm chết sạch. Sau hơn một tháng xuống giống, thì con tôm bị đen mang, đốm trắng xuất hiện toàn thân. Chỉ sau một đêm, tôm trong ao chết sạch. "Đổi đời đâu chưa thấy đã gánh thêm món nợ hơn 30 triệu đồng" - ông Hữu than thở. Ông Võ Thái Minh - cũng ở thôn Kim Đông, có ao rộng 5.000 m2, thả mười vạn con giống được 20 ngày thì tôm bị dịch bệnh chết hàng loạt - cho biết: "Lúc đầu chỉ vài hồ tôm bị dịch bệnh, các trại tôm khác đã cảnh giác xử lý thuốc rồi thay nước… nhưng không ai cứu được con tôm. Người bị thiệt hại ít cũng mất 5-10 triệu đồng, nhiều thì lên tới 30-50 triệu đồng vốn đầu tư". Theo thống kê của UBND xã Phước Hòa, trận dịch tôm vừa qua đã "cướp" đi của người nuôi tôm trong xã khoảng 2 tỉ đồng. Có gia đình hiện nay cạn kiệt vốn sản xuất, đành phải bỏ trống hồ…

Không riêng gì ở xã Phước Hòa, ở các địa phương khác trong tỉnh dịch tôm cũng đã bùng phát dữ dội. Theo Sở Thủy sản, toàn tỉnh hiện có gần 500 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh, chiếm 29,2% diện tích mặt nước đã thả tôm giống trong toàn tỉnh. Trong đó, thành phố Quy Nhơn có diện tích nuôi tôm bị dịch bệnh chiếm nhiều nhất với 212,9 ha, Tuy Phước 151,4 ha, Hoài Nhơn 61 ha, Phù Mỹ 57,8 ha, Phù Cát 12 ha. Như vậy, hầu như tất cả những vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh đã bị dịch bệnh tấn công.

Theo kỹ sư Trần Quang Nhật, cán bộ kỹ thuật Sở Thủy sản: Nguyên nhân gây ra dịch bệnh tôm trong thời gian qua là do môi trường nuôi tôm bị suy thoái nghiêm trọng, bên cạnh đó, người nuôi tôm vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của chất lượng con tôm giống trước khi thả nuôi; phần lớn số tôm giống trước khi thả nuôi đều chưa qua công tác kiểm dịch. Ngoài ra, các điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm chưa được đầu tư đúng mức, hệ thống cung cấp nước ngọt, xử lý nước thải; tính cộng đồng trong nuôi tôm… vẫn chưa được chú trọng, đã gây ra tình trạng dịch bệnh tôm lan rộng.

Vấn đề đáng quan tâm là, nguyên nhân dịch bệnh thì người nuôi tôm nào cũng biết, nhưng việc khắc phục hầu như còn bỏ ngỏ nên mạnh ai nấy làm, để nghề nuôi tôm luôn mang tính chất rủi - may…!

. Nguyễn Hân

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Công ty TNHH Thương mại Ánh Việt: Gia tăng năng lực xuất khẩu   (19/05/2004)
Một số vướng mắc ở khu trang trại tập trung chăn nuôi bò sữa Nhơn Tân  (18/05/2004)
Hợp tác kinh tế Bình Định - TP.HCM góp phần để Bình Định phát triển  (18/05/2004)
Qua thanh tra hoạt động kinh doanh nhiên liệu trên địa bàn tỉnh: Người tiêu dùng đang bị móc túi   (17/05/2004)
Doanh nghiệp với công nghệ thông tin: Hai mặt của một vấn đề  (16/05/2004)
Nóng bỏng thị trường bảo hiểm nhân thọ  (14/05/2004)
Nhơn Hội: Phát triển nuôi trồng các loài nhuyễn thể   (12/05/2004)
Bình Định - vùng đất tiềm năng đối với các nhà đầu tư   (12/05/2004)
Công trình nước sạch ở khu vực đông - bắc Tuy Phước: Vì sao chưa phát huy hiệu quả?  (11/05/2004)
Nạn khai thác cát trái phép trên sông Hà Thanh: Bao giờ chấm dứt?   (10/05/2004)
Phù Mỹ: Ớt chín mùa vui  (10/05/2004)
Điện thoại di động: Sử dụng dịch vụ nào?   (09/05/2004)
Phục hồi và tái tạo rạn san hô: Cứu lấy "mái nhà biển"   (07/05/2004)
Những ngày hội văn hóa ẩm thực Hải Âu: Dạ tiệc bên bờ biển xanh   (06/05/2004)
Quy hoạch sản xuất gạch ngói ở Tây Sơn: Bao giờ ổn định?   (05/05/2004)