Phát triển vùng dứa nguyên liệu - Vì sao còn chậm?
16:9', 26/5/ 2004 (GMT+7)

Theo kế hoạch xây dựng vùng dứa nguyên liệu của tỉnh, phục vụ cho nhà máy chế biến dứa và rau quả xuất khẩu (CBD-RQXK), từ năm 1999 đến năm 2005, toàn tỉnh sẽ trồng 1.000 ha dứa. Tuy nhiên, đến nay chỉ mới trồng được 532 ha dứa nguyên liệu. Trong đó, có 232 ha dứa của Lâm trường An Sơn và Công ty cổ phần CBD-RQXK trồng tập trung ở một số huyện. Diện tích dứa còn lại được trồng phân tán trong dân. Hiện nay, các địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận động nông dân trồng dứa.

Huyện Hoài Ân nằm trong vùng trọng điểm trồng dứa nguyên liệu. Nhưng đến nay mới chỉ trồng được trên 151 ha dứa. Ông Hồ Công Hậu, Phó phòng NN-PTNT huyện cho biết: "Do chi phí đầu tư cho cây dứa vượt quá khả năng tài chính của bà con nông dân; hơn nữa, cây dứa là loại cây trồng khá dài ngày, bà con chưa được "mắt thấy tai nghe" về hiệu quả kinh tế của nó nên số hộ tham gia trồng dứa không nhiều". Phần lớn diện tích đất huyện Hoài Ân quy hoạch trồng dứa đã được giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân. Nếu trồng dứa thì phải đầu tư 50 triệu đồng/ha sau 18 tháng mới cho thu hoạch, mà chưa biết hiệu quả kinh tế như thế nào. Vì vậy, bà con đã chuyển sang trồng các loại cây trồng cạn khác. Một số hộ đã đưa cây dứa vào trồng xen dưới tán điều, nhưng do không nắm vững kỹ thuật và không đầu tư chăm sóc chu đáo nên cây dứa sinh trưởng kém…

Vườn dứa của một hộ gia đình ở Ân Nghĩa, Hoài Ân

Không riêng Hoài Ân, các huyện được quy hoạch vùng nguyên liệu dứa như Hoài Nhơn, An Lão, Phù Mỹ cũng đang gặp nhiều khó khăn với cây dứa. Đến nay, huyện Phù Mỹ mới chỉ trồng được 44,8 ha dứa; An Lão 36 ha; Hoài Nhơn 66 ha. Còn Lâm Trường An Sơn và Công ty cổ phần CBD-RQXK Bình Định thì yếu kém trong khâu chuẩn bị chồi giống. Mặc dù 2 đơn vị này đã trồng được 232 ha dứa tập trung, nhưng số chồi giống tại các vườn dứa chưa đáp ứng nhu cầu của các hộ nông dân muốn trồng dứa. Trong năm 2004 này, công ty có kế hoạch trồng khoảng 500 ha dứa giống Cayen tại các huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Mỹ và 150 ha dứa giống Queen ở huyện An Lão. Hiện nay, Lâm trường An Sơn cung cấp khoảng 11.400.000 chồi dứa giống Cayen đảm bảo trồng được 200 ha, còn thiếu trên 17 triệu chồi giống cho 300 ha còn lại.

Theo kế hoạch của Công ty cổ phần CBD-RQXK Bình Định, đến cuối năm nay, công ty sẽ đưa phân xưởng chế biến đồ hộp 3.000 tấn sản phẩm/năm - tương đương 6.000 tấn nguyên liệu - vào hoạt động. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị nguyên liệu yếu kém như hiện nay thì khó có thể đáp ứng được nhu cầu cho nhà máy hoạt động ổn định.

. Phạm Tiến Sỹ

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Đổi thay ở Nhơn Lý   (26/05/2004)
Nghề trồng hoa huệ ở Phước Hiệp   (25/05/2004)
Giải pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường cho làng nghề Bình Định  (23/05/2004)
Bình Định nhìn từ cổng giao tiếp điện tử  (23/05/2004)
Du lịch biển Nhơn Hải  (21/05/2004)
Liệu có vượt qua được sức ép về nguyên liệu sản xuất?   (20/05/2004)
Nan giải dịch tôm  (19/05/2004)
Công ty TNHH Thương mại Ánh Việt: Gia tăng năng lực xuất khẩu   (19/05/2004)
Một số vướng mắc ở khu trang trại tập trung chăn nuôi bò sữa Nhơn Tân  (18/05/2004)
Hợp tác kinh tế Bình Định - TP.HCM góp phần để Bình Định phát triển  (18/05/2004)
Qua thanh tra hoạt động kinh doanh nhiên liệu trên địa bàn tỉnh: Người tiêu dùng đang bị móc túi   (17/05/2004)
Doanh nghiệp với công nghệ thông tin: Hai mặt của một vấn đề  (16/05/2004)
Nóng bỏng thị trường bảo hiểm nhân thọ  (14/05/2004)
Nhơn Hội: Phát triển nuôi trồng các loài nhuyễn thể   (12/05/2004)
Bình Định - vùng đất tiềm năng đối với các nhà đầu tư   (12/05/2004)