Đi lên từ nghề đúc kim loại
11:8', 9/6/ 2004 (GMT+7)

Xuất thân trong một gia đình có nghề truyền thống đúc kim loại nổi tiếng ở làng nghề đúc Yên Xá - Ý Yên (Nam Định), Bùi Văn Luyến theo nghề truyền thống của cha ông từ lúc 18 tuổi với hy vọng mình sẽ có một cơ sở đúc nổi tiếng. Sau 15 năm lăn lộn với nghề, anh đã trở thành chủ cơ sở đúc kim loại tại xã Nhơn Hòa (An Nhơn).

Anh Bùi Văn Luyến đang kiểm tra công nhân làm việc tại cơ sở đúc kim loại của mình

Năm 1993, sau khi tích góp được một ít vốn, Bùi Văn Luyến quyết định mở riêng một cơ sở đúc những mặt hàng kim loại phục vụ cho các phương tiện cơ khí. "Vạn sự khởi đầu nan", ban đầu chưa có thị trường, sản phẩm do cơ sở của anh làm ra phải bán lại cho "con buôn" nên giá lúc nào cũng thấp hơn so với các cơ sở khác. Trong khi đó anh nhận thấy sản phẩm của mình làm ra chất lượng không kém mấy so với các cơ sở đúc khác trong làng nghề, nên quyết định tự đi khảo sát và tìm thị trường tiêu thụ. Do chưa quen biết, nên những lần chào hàng của anh gặp rất nhiều trở ngại. Hầu như khách hàng chưa xem chất lượng sản phẩm mà chỉ tìm cách từ chối. Anh tâm sự: "Những lúc như vậy tôi không nản lòng mà luôn nuôi hy vọng và quyết tâm không bỏ cuộc giữa chừng…".

Từ những lần đi khảo sát thị trường và chào hàng, anh nhận thấy thị trường hàng kim loại ở Bình Định và các tỉnh Tây Nguyên là rất lớn. Từ đó, anh đã có ý định đầu tư xây dựng một cơ sở đúc kim loại tại đây để vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ vừa đỡ tốn tiền công vận chuyển. Tuy nhiên, "dục tốc bất đạt", để có thêm điều kiện nắm bắt thêm thị trường và tìm kiếm thêm khách hàng, anh quyết định mở một cửa hàng cung cấp sản phẩm tại xã Nhơn Hòa. Công việc làm ăn phát đạt, anh quyết định đầu tư xây dựng một cơ sở đúc kim loại ngay tại đây.

Năm 2002, anh xây dựng dự án đầu tư: Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao tái chế phế liệu để đúc các mặt hàng kim loại cơ khí và sinh hoạt. Dự án của anh đã được xã, huyện và tỉnh đồng tình ủng hộ, bởi đây là một dự án mới, tận dụng được các phế liệu từ kim loại để sản xuất các sản phẩm phục vụ sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm… Sau hơn 1 năm xây dựng, cơ sở sản xuất của anh đã đi vào hoạt động, thu hút hơn 50 lao động địa phương với mức lương bình quân 900.000 đồng/người/tháng. Những sản phẩm như: hàm nghiền máy xay đá, bi nghiền xi măng, tấm lót nghiền xi măng và các mặt hàng đồ thờ, đồ mỹ nghệ bằng đồng, nhôm, gang… được khách hàng đánh giá cao, tiêu thụ mạnh.

Theo anh Luyến, điều quan trọng để sản xuất ổn định là phải tạo được niềm tin với khách hàng. Bởi vậy, anh luôn suy nghĩ tìm tòi những mẫu mã mới và cải tiến kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hiện nay, anh đang đầu tư xây dựng thêm nhà xưởng và mua sắm thêm trang thiết bị để nâng cấp cơ sở lên công ty vào đầu năm 2005.

. Ngọc Thái

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Tái định cư hồ Định Bình: Cuộc sống mới đã lên màu   (08/06/2004)
An Lão: Phát triển trồng sầu đâu lấy gỗ  (08/06/2004)
Hoài Ân: Ba hồ chứa nước đang… hấp hối   (07/06/2004)
ISO 14000 cho các doanh nghiệp Bình Định, tại sao không?   (07/06/2004)
Cảnh báo từ các hồ nuôi tôm trên cát tại Phù Mỹ  (06/06/2004)
Hưởng ứng ngày Môi trường thế giới (5-6): Hãy giữ lấy biển  (04/06/2004)
Ngày môi trường Thế giới 5-6-2004: "Chúng ta muốn Biển và Đại dương sống hay chết?"  (04/06/2004)
Dịch vụ roaming quốc tế - Cũ mà mới  (03/06/2004)
Công ty Cổ phần khoáng sản Bình Định: Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng tăng   (02/06/2004)
Cảng Thị Nại trong xu thế hội nhập  (01/06/2004)
Người giữ lửa cho làng nghề truyền thống   (01/06/2004)
Những nghịch lý trong chăn nuôi heo   (31/05/2004)
Hội chợ - Triển lãm "Hỗ trợ kinh tế biển Bình Định 2004": Một cơ hội cho các doanh nghiệp Bình Định   (31/05/2004)
Vì sao Dự án nuôi tôm Nhơn Phước tạm dừng thi công?  (30/05/2004)
Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn: Những vấn đề đặt ra sau thành công của một đề tài khoa học   (28/05/2004)