Chuyện điện ở xã "3 đèo"
16:12', 30/6/ 2004 (GMT+7)

Cát Hải là một xã vùng sâu, vùng xa nằm về phía đông huyện Phù Cát. Trước đây, khi con đường bê tông nhựa chưa chạy qua thì Cát Hải vắng vẻ đìu hiu vì bị chia cắt bởi 3 cái đèo Vĩnh Hội, Tân Thanh và Chánh Oai. Điều kiện đi lại khó khăn khiến xã như biệt lập với các nơi trong vùng và do vậy nền kinh tế cũng mang đậm vẻ tự cung tự cấp.

Lực lượng Công an phối hợp với Điện lực Bình Định kiểm tra an toàn hệ thống điện

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đầu tư nhiều dự án trong chương trình 135, phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường và điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân ở Cát Hải. Về Cát Hải hôm nay mọi vật đã đổi khác. Có lẽ đời sống khởi sắc từ khi có điện. Do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nên dù Nhà nước rất cố gắng cũng chỉ đáp ứng được 30% nước tưới từ hệ thống thủy lợi. Đó là nỗi lo của những người lãnh đạo xã. Toàn xã diện tích đất nông nghiệp chỉ có 370ha, chiếm không quá 8% so với diện tích đất tự nhiên. Chừng ấy đất cho 1.200 hộ và 5.180 nhân khẩu chủ yếu sống bằng nông nghiệp quả là quá ít. Đó là chưa nói đến phần lớn đất canh tác bị hoang hóa do thiếu nước tưới. Bài toán ấy chỉ có lời giải khi được đầu tư hoàn chỉnh mạng lưới điện.

Mà thật, cánh đồng Tân Thanh từ khi có điện, diện tích đất canh tác tăng lên, góp vào con số 74 ha sản xuất từ 3 đến 4 vụ/năm và đạt giá trị 60 triệu/ha. Nước - yếu tố đầu tiên cho sản xuất nông nghiệp đã được giải quyết cơ bản. Người dân tự bỏ tiền khoan giếng ngay tại chân ruộng rồi kéo điện dùng mô tơ bơm nước. Tuy nhiên do sử dụng điện tự phát nên những nguy cơ tiềm ẩn luôn dọa đến an toàn của mọi người dân. Cả cánh đồng thôn Tân Thanh đan dày những trụ tre đơn sơ, xiêu vẹo, dây điện thấp hình võng vắt qua những thửa ruộng trông đến ghê người. Ông Đặng Văn Hà - Chủ tịch UBND xã tâm sự: "Vì nhu cầu bức thiết cho sản xuất người dân phải làm vậy chứ sợ lắm anh à. Vào mùa gió to, trụ ngã, dây điện nằm dài dưới ruộng rình rập tính mạng con người, cũng may là tai nạn chưa xảy ra. Chính quyền biết vậy nhưng cũng đành bất lực".

Trong kế hoạch những năm tiếp theo xã đã có dự án xây dựng 150ha đất canh tác cho giá trị trên 50 triệu đồng/ha. Để thực hiện điều đó xã mong muốn các cấp các ngành cần ưu tiên xây dựng các dự án tiếp tục đưa điện về các thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân dùng điện phục vụ sản xuất, mở rộng diện tích canh tác, nâng cao năng suất cây trồng. Đó cũng là giải pháp tốt nhất để xóa dần những đường dây điện tạm bợ chằng chịt trên những cánh đồng đem lại sự an toàn cho người dân.

. Tấn Tài

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Kinh tế hợp tác ngày càng được khẳng định  (30/06/2004)
Một số khó khăn trong việc khôi phục chăn nuôi gia cầm  (29/06/2004)
Nỗ lực chăn nuôi gia cầm sau đại dịch cúm  (29/06/2004)
Kinh tế dân doanh: Phát triển đa dạng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế  (28/06/2004)
An Lão: Hẩm hiu cây quế!   (27/06/2004)
Bình Định những ngày đầu sau khi giá xăng dầu tăng  (25/06/2004)
Bình Định những ngày đầu sau khi giá xăng dầu tăng  (25/06/2004)
Sự trở lại của cây bông vải   (24/06/2004)
Cuối tháng 12-2004, Chi nhánh Sacombank tại Bình Định sẽ đi vào hoạt động  (23/06/2004)
Công ty TNHH Tân Bình Minh: Năng động trong ngành may mặc   (23/06/2004)
KCN Phú Tài - cái nhìn toàn cảnh   (22/06/2004)
Chương trình 135 An Lão   (22/06/2004)
Tuy Phước nỗ lực khắc phục hậu quả cơn bão số 2  (21/06/2004)
Quản lý dịch vụ Internet công cộng: Muôn nỗi khó khăn   (21/06/2004)
Đi dọc đường Đông  (18/06/2004)