Phục hồi các nghề đánh bắt thủy sản truyền thống trên đầm Thị Nại
10:53', 9/7/ 2004 (GMT+7)

Đầm Thị Nại có diện tích mặt nước rộng gần 5.000 ha, trải dài từ thành phố Quy Nhơn cho đến huyện Phù Cát. Vùng đầm này có phong cảnh đẹp và nhiều loài thủy sản quý, góp phần nuôi sống cả vạn cư dân ven đầm sống bằng các nghề đánh bắt truyền thống.

Chồ rớ hoạt động nhộn nhịp trở lại trên đầm Thị Nại

Hơn 10 năm nay, nguồn lợi thủy sản ở đầm Thị Nại ngày càng cạn kiệt bởi tệ nạn "xiếc máy, xung điện". Đời sống của các hộ ngư dân hành nghề truyền thống đánh bắt thủy sản trên đầm gặp nhiều khó khăn. Từ đầu năm 2003 đến nay, nhờ hoạt động có hiệu quả của đội công tác phòng chống xung điện xiếc máy thuộc huyện Tuy Phước và Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản nên bà con ngư dân có điều kiện phục hồi các nghề chờ rớ, lưới gõ, ngao… Theo ông Nguyễn Thành Hoàng, nhân viên Đội phòng chống xung điện xiếc máy trên đầm Thị Nại, đến nay, đội đã tóm gọn 17 ghe hoạt động xiếc máy, 78 phương tiện hoạt động xung điện khai thác thủy sản trái phép, làm giảm tối đa hoạt động hủy hoại nguồn lợi thủy sản. Nhờ vậy mà các loài tôm, cá… mới có cơ hội sinh sôi, nảy nở hồi phục trở lại.

Sự trở lại của các loài thủy sản làm hồi sinh nghề đánh bắt truyền thống, nhiều người bỏ nghề từ lâu nhưng nay đã quay về với nghề cũ. Ông Văn Dũng, ở thôn Vinh Quang 2 xã Phước Sơn, Tuy Phước, cho biết: "Gia đình tôi làm nghề chồ rớ "cha truyền, con nối", nhưng nhiều năm nay, nghề này bấp bênh lắm, đi có về không, nhiều người đã bỏ nghề. Nhưng vài tháng gần đây, thấy tôm, cá xuất hiện nhiều trở lại, làm chồ rớ cũng kiếm được từ 40-70 nghìn đồng/đêm, nên nhiều người làm lại nghề chồ rớ". Toàn thôn Vinh Quang 2 có thêm 10 hộ chồ rớ mới có 37 hộ khác còn giữ được chồ rớ cũ bây giờ có dịp cắm lại để làm, nhiều hộ thu được gần 100 nghìn đồng qua một đêm hành nghề. Sau bão số 2, có một số chồ thu được 200-400 nghìn đồng do trúng tôm sú, tôm đất, tôm bạc và cả tôm rằn hơn chục kg. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hòa, Tuy Phước cho biết: "2 thôn Kim Đông và Huỳnh Giản của Phước Hòa hiện rất đông bà con quay lại làm nghề chồ rớ. Mất mùa tôm liên tiếp 3-4 năm làm họ chán việc nuôi tôm. Nghề chồ rớ đang là cứu cánh của họ".

Ngoài nghề chồ rớ, một số nghề đánh bắt truyền thống khác như nghề đánh lưới nổi bắt cá, đánh lưới chìm bắt tôm, cua, ghẹ; nghề trủ ngao… cũng cho thu nhập khá. Ông Đỗ Văn Định, chuyên làm nghề lưới chìm, bộc bạch: "Xóm 19 và 20 của thôn Vinh Quang 2 hiện nay có đông người làm nghề chài lưới, thu nhập 40-50 nghìn đồng/ngày/người. Trước đây đánh lưới tôm họa hoằn lắm mới trúng con tôm bạc, tôm rằn, bây giờ thì trúng thường xuyên. Nếu dẹp hẳn được tệ nạn xung điện xiếc máy thì bà con làm nghề truyền thống chúng tôi có của ăn, của để". Hiện tại, thôn Vinh Quang 2 có 800 hộ thì có 30% số hộ làm nghề chồ rớ, 20% làm nghề đặt đó soi đèn, 40% làm nghề đánh lưới và nghề trủ ngao.

Hy vọng nguồn lợi thủy sản đầm Thị Nại dần hồi phục như xưa, là chỗ dựa cho nghề đánh bắt truyền thống phát triển, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đem lại nguồn thu nhập ổn định bảo đảm đời sống cho ngư dân ven đầm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc tổ chức các nghề đánh bắt truyền thống cần được quy hoạch, phù hợp với an toàn giao thông đường thủy trên đầm.

. Xuân Thức

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Sức trẻ ở Công ty Giày Bình Định   (08/07/2004)
Sản xuất CN-TTCN Phù Cát: Mở hướng vươn tầm   (08/07/2004)
Cấp "sổ đỏ" tại TP Quy Nhơn: Khó mà dễ - Dễ mà khó!  (07/07/2004)
Hợp phần khuyến nông cây trồng: Hiệu quả từ thực tế  (06/07/2004)
Làng đan tre ở Phước Quang: Nghề phụ cho thu nhập chính  (06/07/2004)
Cát Hải: Nhựa hóa 3 đèo  (05/07/2004)
Nhiều giải pháp đoạt giải có hiệu quả kinh tế xã hội cao   (05/07/2004)
Nhìn lại đợt phát hành Trái phiếu Chính phủ năm 2004 tại tỉnh Bình Định  (04/07/2004)
Sản xuất sạch hơn: Giải pháp mới trong việc bảo vệ môi trường   (02/07/2004)
Để Luật Đất đai thực sự đi vào cuộc sống!   (01/07/2004)
Chuyện điện ở xã "3 đèo"  (30/06/2004)
Kinh tế hợp tác ngày càng được khẳng định  (30/06/2004)
Một số khó khăn trong việc khôi phục chăn nuôi gia cầm  (29/06/2004)
Nỗ lực chăn nuôi gia cầm sau đại dịch cúm  (29/06/2004)
Kinh tế dân doanh: Phát triển đa dạng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế  (28/06/2004)