Hoạt động xuất khẩu: Ổn định và tăng trưởng khá
15:51', 3/8/ 2004 (GMT+7)

Theo số liệu của Sở Thương mại - Du lịch Bình Định, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của tỉnh 7 tháng đầu năm 2004 đạt 107,2 triệu USD, tăng hơn 28,1% so với cùng kỳ năm 2003. Đặc biệt, đây là lần đầu KNXK 7 tháng đã vượt ngưỡng 100 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng tháng sau luôn cao hơn tháng trước.

* Những kết quả khả quan

Chế biến thủy sản xuất khẩu

Điều đáng mừng nhất là từ đầu năm đến nay KNXK ở hầu hết các khối DN đều có sự tăng trưởng và phát triển ổn định. Khối DNNN Trung ương đã thực hiện được hơn 16,7 triệu USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ. Khối DNNN địa phương đã thực hiện đạt 28 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ. Riêng khối DN ngoài quốc doanh (NQD) có sự tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của tỉnh.

Thời gian gần đây, khối DN NQD đã có nhiều năng động và nỗ lực trong việc đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, nên sản phẩm xuất khẩu của một số DN NQD đã xâm nhập được các thị trường tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật Bản… Nhiều DN có KNXK 7 tháng đầu năm cao so với cùng kỳ năm 2003 như: DNTN Duyên Hải đạt 8,6 triệu USD, tăng 93,1%; Công ty TNHH Tiến Đạt đạt 5,8 triệu USD, tăng 99,3%; Công ty TNHH Quốc Thắng đạt 5,4 triệu USD, tăng 154,5%; Công ty TNHH Ánh Việt đạt 3 triệu USD, tăng gần 40%; Công ty TNHH Mỹ Tài đạt 1,57 triệu USD, tăng 76,7% … Nhờ đó, đã đưa KNXK 7 tháng đầu năm 2004 của khối DN NQD lên 57,2 triệu USD, tăng 60,5% so với cùng kỳ năm 2003 và chiếm đến gần 60% tổng KNXK toàn tỉnh.

Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cũng chuyển biến theo hướng tích cực. Hầu hết các sản phẩm là thế mạnh và tiềm năng của tỉnh đều có KNXK tăng khá như: nhân hạt điều, tăng 94,9%; gỗ tinh chế, tăng 52%; đá granite các loại, tăng 24,2%…. Thị trường xuất khẩu cũng đã được mở rộng đến 46 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó, có một số thị trường khó tính, đòi hỏi hàng hóa phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cao như: Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản…

* Tạo đà phát triển

Đạt được những kết như trên là do nhiều nguyên nhân, trước hết phải nói đến môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi và thông thoáng hơn. Tỉnh đã năng động và vận dụng tốt chính sách của Trung ương về đầu tư để thu hút nhiều nhà đầu tư vào tỉnh. Bên cạnh đó, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương đã ban hành các chính sách khuyến khích DN xuất khẩu như quỹ hỗ trợ, thưởng xuất khẩu… Đi đôi với quá trình này là sự nỗ lực của từng DN trong việc quản lý, tiết kiệm nguyên phụ liệu, giảm giá thành sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường…

Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu vui thì hoạt động xuất khẩu của tỉnh trong thời gian qua cũng đã bộc lộ những hạn chế và đứng trước những thách thức không nhỏ. Thị trường nhập khẩu trên thế giới ngày càng khó khăn hơn, với nhiều rào cản thương mại. Tình hình giá nhiên liệu, cước vận tải, nguyên liệu gỗ nhập khẩu tăng, nguyên liệu hải sản thiếu sẽ là những yếu tố bất lợi trong sản xuất chế biến và xuất khẩu của tỉnh.

Theo ông Trần Trọng Hùng, Phó phòng Quản lý thương mại (Sở TM-DL): Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong những tháng cuối năm, cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng chiếm tỷ trọng KNXK lớn như gỗ tinh chế, hải sản, đá granite các loại… Bên cạnh đó, từng DN cũng phải tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và nghiên cứu cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và hạn chế tối đa những bất trắc trong xuất khẩu. Đồng thời, các DN cần phải chú trọng việc đưa vào áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, HACCP... Đây là điều kiện cần thiết để DN tiếp cận thị trường EU, Mỹ, nhất là khi nước ta chuẩn bị gia nhập WTO. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi để thu hút các dự án đầu tư; hỗ trợ thông tin, phát triển thị trường và hướng dẫn DN đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa…

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, hy vọng trong thời gian đến các DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu của tỉnh nhanh chóng khắc phục những tồn tại, đưa hoạt động xuất khẩu tăng trưởng mạnh, đạt và vượt chỉ tiêu KNXK của năm 2004 (171,3 triệu USD) để tạo đà cho sự phát triển vào những năm tiếp theo.

. Ngọc Thái

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cho thuê nhà trọ: Nghề kinh doanh mới ở Quy Nhơn   (03/08/2004)
Chọn màn hình cho máy vi tính: CRT hay LCD?  (02/08/2004)
Phước An hôm nay  (01/08/2004)
Xuất khẩu thủy sản: Bao giờ thoát khỏi vòng luẩn quẩn?   (30/07/2004)
Kinh tế trang trại chuyển động tích cực   (29/07/2004)
Những ngày hội của người tiêu dùng  (28/07/2004)
An Lão: Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa  (27/07/2004)
Người cải tạo đồi hoang   (27/07/2004)
Thị trường điện thoại di động: Hàng lậu nhan nhản  (26/07/2004)
Trăn trở từ các làng nghề truyền thống ở Hoài Nhơn   (26/07/2004)
Toàn tỉnh có 960 trang trại với số vốn đầu tư 72 tỉ đồng  (25/07/2004)
Chuyện điện ở Phước Mỹ  (26/07/2004)
Trồng 2 ha chanh, thu 100 triệu đồng/năm   (26/07/2004)
Điện thoại Internet: Cơ hội mới cho người tiêu dùng   (23/07/2004)
Giúp nông dân tự làm ra những hạt giống tốt  (22/07/2004)