Người chọn hướng đi đúng
10:2', 5/8/ 2004 (GMT+7)

Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, sau khi trải qua nhiều nghề khác nhau, anh Lê Trung Quý (thị trấn Diêu Trì-Tuy Phước) chọn con đường kinh doanh các loại túi nhựa. Hơn 10 năm gắn bó với nghề này, anh Quý đã chọn hướng đi đúng từ kinh doanh đến sản xuất để "ăn nên làm ra".

Anh Lê Trung Quý đang hướng dẫn công việc

Sau 4-5 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các loại túi nhựa, anh Lê Trung Quý đã tích góp được một ít vốn liếng, đặc biệt là nắm bắt được thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu để sản xuất cũng như tâm lý của khách hàng. Từ đó, anh suy nghĩ: muốn phát triển công việc kinh doanh, tăng doanh số, thì phải tự sản xuất chứ không thể làm cái việc mua đi bán lại. Năm 1998, sau hơn 3 tháng vào TP Hồ Chí Minh tìm hiểu kỹ thuật và công nghệ sản xuất, anh xúc tiến thực hiện ngay ý đồ của mình. Ban đầu, do ít vốn, đồng thời chưa nắm chắc được kỹ thuật, anh chỉ mở một xưởng sản xuất các loại túi nhựa, với quy mô chỉ hơn 10 công nhân, trong đó có 2 kỹ thuật viên từ TP. Hồ Chí Minh ra làm nòng cốt và dạy nghề cho công nhân tại chỗ. Tuy chất lượng sản phẩm do cơ sở anh làm ra ban đầu chưa cao, nhưng bù lại giá "mềm" hơn so với các sản phẩm cùng loại, nên được khách hàng chấp nhận.

Sau đó hơn 3 năm, khi đã tích lũy thêm vốn và kinh nghiệm, cộng với khả năng nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, anh đầu tư nâng xưởng sản xuất lên thành cơ sở sản xuất bao bì nhựa Quý Hiệp. Năng lực sản xuất hàng năm của cơ sở là gần 10 tấn sản phẩm bao bì nhựa các loại, giải quyết việc làm cho hơn 40 lao động với mức lương bình quân từ 700-800 ngàn đồng/người/tháng. Sản phẩm làm ra đã được thị trường chấp nhận, không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn mở rộng sang các tỉnh lân cận: Quảng Ngãi, Phú Yên và khu vực Tây Nguyên.

Anh Lê Trung Quý cho biết: "Hiện tại thị trường bao bì nhựa phát triển rất mạnh, nên cơ sở của tôi có điều kiện để phát triển. Thế nhưng hiện nay tôi đang gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất, vì diện tích hiện tại của cơ sở rất nhỏ và nằm gần khu dân cư. Do vậy, tôi đã làm thủ tục xin chuyển cơ sở vào cụm công nghiệp Phước An (Tuy Phước) và phát triển cơ sở lên thành doanh nghiệp". Cùng với công việc này, anh Quý đã đầu tư đổi mới công nghệ, cập nhật những kỹ thuật sản xuất tiên tiến và đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, có tính cạnh tranh trên thị trường.

. Nhơn Thiện

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Quy Nhơn lên cơn sốt giá mũ bảo hiểm  (04/08/2004)
Cơ hội đổi đời cho vùng đất khó  (04/08/2004)
Hoạt động xuất khẩu: Ổn định và tăng trưởng khá   (03/08/2004)
Cho thuê nhà trọ: Nghề kinh doanh mới ở Quy Nhơn   (03/08/2004)
Chọn màn hình cho máy vi tính: CRT hay LCD?  (02/08/2004)
Phước An hôm nay  (01/08/2004)
Xuất khẩu thủy sản: Bao giờ thoát khỏi vòng luẩn quẩn?   (30/07/2004)
Kinh tế trang trại chuyển động tích cực   (29/07/2004)
Những ngày hội của người tiêu dùng  (28/07/2004)
An Lão: Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa  (27/07/2004)
Người cải tạo đồi hoang   (27/07/2004)
Thị trường điện thoại di động: Hàng lậu nhan nhản  (26/07/2004)
Trăn trở từ các làng nghề truyền thống ở Hoài Nhơn   (26/07/2004)
Toàn tỉnh có 960 trang trại với số vốn đầu tư 72 tỉ đồng  (25/07/2004)
Chuyện điện ở Phước Mỹ  (26/07/2004)