Ngói mới Bình Nghi
16:42', 6/8/ 2004 (GMT+7)

Xã Bình Nghi (Tây Sơn) hôm nay đã có bầu không khí trong lành hơn, xanh sạch hơn. Bởi những ống khói lò gạch tỏa tối trời, thải nhiều bụi bẩn, gây ô nhiễm môi trường đã không còn nữa. Các lò gạch nằm rải rác trong các khu dân cư đã được di dời đến khu sản xuất gạch ngói tập trung tại Hóc Bợm.

Sản xuất gạch ngói - nghề thủ công truyền thống ở Bình Nghi

Bình Nghi là một địa phương phát triển mạnh nghề sản xuất gạch ngói. Đây là nghề truyền thống có từ lâu đời, thu hút nhiều lao động nông nghiệp trong những lúc nông nhàn, mang lại thu nhập thêm, góp phần ổn định đời sống của người dân trong vùng. Tuy nhiên, thời gian qua việc sản xuất gạch ngói của các hộ gia đình không được quy hoạch, hầu hết các cơ sở sản xuất nằm gần khu dân cư, thải nhiều bụi khói và tiếng ồn, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Trước thực trạng đó, UBND xã Bình Nghi đã quy hoạch khu sản xuất gạch ngói tập trung Hóc Bợm nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường và giúp cho bà con ổn định, mở rộng sản xuất, từng bước hình thành lành nghề sản xuất gạch ngói của xã.

Hiện khu sản xuất gạch ngói tập trung của xã có diện tích trên 8ha, với 67 lò gạch ngói mới được di dời đến. Để tạo điều kiện cho các hộ nhanh chóng ổn định sản xuất, trong thời gian đầu, UBND xã đã quy hoạch cụ thể diện tích mặt bằng cho từng cơ sở, xây dựng một số tuyến đường giao thông và quy hoạch vùng nguyên liệu (đất sét) phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, UBND huyện Tây Sơn đã hỗ trợ tiền cho các hộ sản xuất triển khai công tác di dời các lò gạch ngói vào nơi đây, bình quân mỗi hộ được hỗ trợ 1 triệu đồng. Hiện nay, hầu hết các cơ sở sản xuất gạch ngói tại cụm CN-TTCN Hóc Bợm bước đầu đã ổn định sản xuất và phát triển. Riêng người dân xã Bình Nghi đã rất phấn khởi khi được "giải thoát" khỏi "vòng vây" của các lò gạch ngói lâu nay sống chung với khu dân cư. Anh Nguyễn Tiến Dũng - một người dân ở đây cho biết: "Với chủ trương của xã, chúng tôi rất hoan nghênh. Sau khi di dời xong các lò gạch ngói nằm rải rác trong các khu dân cư, chúng tôi không còn phải hít thở khói thải và bụi bẩn của các lò gạch gây ra nữa. Cây cối xung quanh bây giờ đã trở lại màu xanh, cảnh quan đã thông thoáng hơn, đẹp hơn".

Bên cạnh những mặt được thì khu sản xuất gạch ngói tập trung Hóc Bợm còn gặp một số khó khăn về cơ sở hạ tầng, nguồn điện, nguồn nước chưa đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất. Đây là vấn đề mà UBND xã Bình Nghi cần sớm có biện pháp khắc phục.

. Hương Sơn

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Đi lên từ kinh tế trang trại   (06/08/2004)
Xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng: Đầu ra nông sản còn khó   (05/08/2004)
Người chọn hướng đi đúng   (05/08/2004)
Quy Nhơn lên cơn sốt giá mũ bảo hiểm  (04/08/2004)
Cơ hội đổi đời cho vùng đất khó  (04/08/2004)
Hoạt động xuất khẩu: Ổn định và tăng trưởng khá   (03/08/2004)
Cho thuê nhà trọ: Nghề kinh doanh mới ở Quy Nhơn   (03/08/2004)
Chọn màn hình cho máy vi tính: CRT hay LCD?  (02/08/2004)
Phước An hôm nay  (01/08/2004)
Xuất khẩu thủy sản: Bao giờ thoát khỏi vòng luẩn quẩn?   (30/07/2004)
Kinh tế trang trại chuyển động tích cực   (29/07/2004)
Những ngày hội của người tiêu dùng  (28/07/2004)
An Lão: Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa  (27/07/2004)
Người cải tạo đồi hoang   (27/07/2004)
Thị trường điện thoại di động: Hàng lậu nhan nhản  (26/07/2004)