Cảng cá Đề Gi thi công giai đoạn 2:
Đánh thức tiềm năng một vùng biển
15:17', 19/8/ 2004 (GMT+7)

Cửa biển Đề Gi (xã Cát Khánh - Phù Cát) trong những ngày này trở nên sôi động hơn bởi không khí thi công giai đoạn 2 cảng cá Đề Gi. Các hạng mục: đê chắn sóng; nạo vét luồng lạch, khu neo đậu tàu thuyền… với kinh phí hơn 22,5 tỉ đồng sẽ tạo cho cửa biển này một vóc dáng mới.

Tàu thuyền neo đậu tại cửa biển Đề Gi

Nằm giữa 2 huyện Phù Cát và Phù Mỹ, cửa biển Đề Gi dài trên 500m, rộng từ 100-300m, nối đầm Đạm Thủy (rộng gần 1.600ha) thông ra biển, là "hậu phương" của trên 800 tàu thuyền khai thác, đánh bắt hải sản. Tuy nhiên, do kiến tạo địa hình, hiện tượng bồi lấp, xâm thực luôn diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho tàu thuyền ra vào. Đã có không ít tàu thuyền bị chìm khi vào cửa biển này trong mùa mưa bão, gây nhiều thiệt hại về tài sản, tính mạng của ngư dân. Đồng thời cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ nghề cá ở đây hầu như chưa có gì, trong khi tiềm năng nghề cá là rất lớn.

Nhằm khai thác tốt tiềm năng kinh tế biển, trước hết là bảo đảm cho tàu thuyền ra vào thuận lợi, neo đậu tránh trú bão an toàn, dự án đầu tư xây dựng công trình cảng cá Đề Gi đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tổng giá trị công trình hơn 52 tỉ đồng, chia làm ba giai đoạn thi công: giai đoạn 1 xây dựng cầu cảng; giai đoạn 2: xây dựng đê chắn cát, nạo vét luồng lạch; giai đoạn 3: xây dựng khu chế biến và dịch vụ phục vụ nghề cá.

Trong 3 năm (1999-2002), bằng nguồn kinh phí do tỉnh đầu tư hơn 4,5 tỉ đồng, công trình cầu cảng, đường dẫn, bờ kè đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng, tạo thuận lợi cho tàu thuyền cập bến, song hiệu quả còn hạn chế. Giai đoạn 2 đang được tiến hành thi công có các hạng mục chính: đê chắn sóng (dài 480m, mặt đê rộng 4m, chân đê rộng 30-42m, cao 3,5m), nạo vét hơn 1.860m luồng lạch, khu neo đậu tàu thuyền sẽ được thi công trong 18 tháng.

Theo kế hoạch, đến tháng 4-2006 các hạng mục này sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng, và đến năm 2010 các hạng mục dịch vụ chế biến phục vụ phát triển nghề cá sẽ hoàn tất. Lúc đó, cảng cá Đề Gi sẽ có năng lực tiếp nhận khoảng 12.000 tấn hải sản/năm và hơn 10.000 tấn hàng hóa khác. Nơi đây sẽ là một trong những căn cứ của đội tàu đánh bắt xa bờ, là nơi tiếp nhận, phân phối, tiêu thụ và sơ chế bảo quản sản phẩm hải sản, đồng thời cung ứng các dịch vụ hậu cần nghề cá, góp phần thúc đẩy kinh tế biển phát triển và có nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền tránh trú bão.

. Hoài Trung

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Những người tâm huyết với con đường  (19/08/2004)
Công ty Xây dựng 47: Góp phần phát triển du lịch   (18/08/2004)
Nông dân Bình Định xuất ngoại : Đi một ngày đàng...   (18/08/2004)
Bê tông hóa giao thông nông thôn ở Tuy Phước: Về đích trước thời gian  (17/08/2004)
Rừng đầu nguồn Hầm Hô không yên tĩnh   (17/08/2004)
Đê sông Hà Thanh kêu cứu   (16/08/2004)
Kiệu giống vào mùa  (16/08/2004)
Ai về Nhơn Lộc xem… bò   (15/08/2004)
Khu kinh tế Nhơn Hội - động lực phát triển mới của Bình Định   (13/08/2004)
Bắt tôm cá, phá rừng trồng - cần xử nghiêm  (13/08/2004)
An Nhơn trên đường công nghiệp hóa  (12/08/2004)
Thành công nhìn từ góc độ quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp  (12/08/2004)
Phố hàng nội thất Diêu Trì   (11/08/2004)
Người tiêu dùng Bình Định đã tin dùng hàng Việt Nam chất lượng cao   (11/08/2004)
Chợ đường - chợ phố  (10/08/2004)