Gian nan chống hạn cho cây dứa
10:38', 20/8/ 2004 (GMT+7)

Hy vọng vùng nguyên liệu dứa sẽ từng bước hình thành và giải quyết bớt khó khăn đang bị thử thách. Vì thiếu nước nên cây dứa cứ ngày càng tím dần lên, nhiều vùng dứa đã trồng 5 tháng nhưng mới ra thêm được 3 lá rồi ngừng phát triển do khô hạn.

Vườn dứa ở thôn Gia Hội, xã Hoài Tân đang thời kỳ ra quả nhưng do thiếu nước tưới, lá đang khô dần

An Lão là 1 trong 4 huyện quy hoạch trồng dứa, có đất đai tốt, diện tích dứa được đầu tư tương đối lớn, nhưng ngoại trừ các vùng dứa trồng xen dưới tán điều hoặc cây ăn quả, còn diện tích dứa trồng thuần trên đất bằng gần như không chịu được cái nắng. Màu xanh chỉ có ở các lá gốc, phần đầu lá và ngọn đang ngả dần màu tím, biểu hiện của cây dứa bị thiếu nước. Chị Nguyễn Thị Thành ở thôn Tân Lập, xã An Tân, trồng 1 ha dứa, tâm sự: "Dưới cái nắng vừa rồi, cây nào ở chỗ râm còn phát triển chút ít, cây nào đứng ở giữa trời thì chịu! Để dứa khỏi chết khô, tôi phải gánh nước tưới từng gốc, đến giữa trưa thì đất cũng khô cứng như chưa tưới…". Với cây dứa, tưới theo kiểu này cũng chỉ là cách chắp vá, quan trọng là phải tưới bằng máy bơm, thỉnh thoảng trời phải có cơn mưa. Nhiệt độ thường xuyên không được cao quá (nhiệt độ thích hợp cho cây dứa là từ 25-35 độ C, độ ẩm 70-80%) vậy mà cả tháng này trời nắng và thiếu bóng che, nên dứa không chịu được. Mặc dù đã trồng hơn 5 tháng nhưng 2 ha dứa ở thôn Thanh Sơn, xã An Tân chỉ ra thêm được 3 lá.

Không riêng gì ở An Lão, vùng dứa dưới chân hồ chứa nước Mỹ Bình (xã Hoài Phú, Hoài Nhơn) nhờ nước ở hồ bốc hơi đã tạo được vùng tiểu khí hậu thuận lợi, độ ẩm cao hơn nên không khí mát hơn nhưng cũng chỉ 1 ha dứa có phủ bạt của ông Đào Duy Trung trong mô hình khuyến nông, cây dứa được tươi xanh. Còn diện tích dứa không phủ bạt cũng kém xanh vì đất không đủ ẩm.

Phần lớn diện tích trồng dứa đều khó khăn trong bơm tưới. Nếu tưới được thì mỗi tháng cũng phải mất từ 2 đến 3 lứa nước, giá vốn đầu tư sẽ tăng lên, nông dân không kham nổi. Với mô hình khuyến nông trồng dứa dưới tán điều ở lâm trường Đèo Nhông (Phù Mỹ), Giám đốc lâm trường Nguyễn Thanh Hùng cho biết, mỗi tháng bơm tưới cho dứa 3 lần mất 750.000 đồng tiền xăng dầu cho 1 ha. Và cũng do không hưởng được nước tưới tự nhiên nên gần 9 ha dứa trồng ở Mỹ Hiệp, 6,8 ha ở Mỹ Chánh Tây, 6 ha ở Mỹ Lợi… gặp khó khăn, một số nông dân đã không chăm sóc nổi.

Ở huyện Hoài Ân, nhiều vùng dứa phát triển khá tốt nhưng hiện tượng khô hạn cũng đã xuất hiện ở một số nơi. Tại xã Ân Tường Tây, một số nông dân có sáng kiến tủ rơm rác quanh gốc dứa để tạo độ ẩm, nhưng ẩm độ không khí thấp làm cho sự thoát hơi nước ở lá nhiều, cây dứa phát triển kém, nên có một số vùng đến hơn 2 năm cây dứa mới cho quả, mà chất lượng và độ lớn của quả chưa đạt yêu cầu thương phẩm.

Nhiều vườn dứa ở gần ao hồ có thể bơm tưới được trong mùa khô, nhưng qua tính toán, người trồng dứa cho biết, với giá bán 1.200 đồng/kg (mỗi quả nặng chừng 1kg), trồng gần 2 năm, cân đối hiệu quả kinh tế không cao, nên họ thiếu mặn mà trong việc chống hạn cho dứa vì sợ không thu hồi đủ vốn đã bỏ ra.

. Nguyễn Bình Khê

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Gian nan chống hạn cho cây dứa  (20/08/2004)
Đánh thức tiềm năng một vùng biển   (19/08/2004)
Những người tâm huyết với con đường  (19/08/2004)
Công ty Xây dựng 47: Góp phần phát triển du lịch   (18/08/2004)
Nông dân Bình Định xuất ngoại : Đi một ngày đàng...   (18/08/2004)
Bê tông hóa giao thông nông thôn ở Tuy Phước: Về đích trước thời gian  (17/08/2004)
Rừng đầu nguồn Hầm Hô không yên tĩnh   (17/08/2004)
Đê sông Hà Thanh kêu cứu   (16/08/2004)
Kiệu giống vào mùa  (16/08/2004)
Ai về Nhơn Lộc xem… bò   (15/08/2004)
Khu kinh tế Nhơn Hội - động lực phát triển mới của Bình Định   (13/08/2004)
Bắt tôm cá, phá rừng trồng - cần xử nghiêm  (13/08/2004)
An Nhơn trên đường công nghiệp hóa  (12/08/2004)
Thành công nhìn từ góc độ quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp  (12/08/2004)
Phố hàng nội thất Diêu Trì   (11/08/2004)