Giải quyết ô nhiễm môi trường do sản xuất kinh doanh: Thiếu giải pháp hữu hiệu
16:37', 27/8/ 2004 (GMT+7)

Toàn tỉnh hiện có khoảng 16.000 cơ sở sản xuất kinh doanh, phần lớn là các cơ sở ngoài quốc doanh với quy mô vừa và nhỏ. Trong số đó có khoảng hơn 1.100 cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng gây ô nhiễm môi trường và 324 cơ sở đang gây ô nhiễm môi trường…

Nước từ trong KCN Phú Tài chảy tràn ra Quốc lộ 1A gây ô nhiễm môi trường

Nhìn chung, hiện trên địa bàn tỉnh chưa có các nhà máy sản xuất với quy mô lớn, công nghệ chứa đựng nhiều chất độc hại và có độ rủi ro cao như hóa chất, luyện kim, hóa dầu… Phần lớn là các cơ sở chế biến sản phẩm, chủ yếu là hàng tiêu dùng hoặc thực phẩm thuộc dạng công nghiệp địa phương mang tính thời vụ. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường ở nhiều nơi do các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ra vẫn còn là vấn đề bức xúc.

Tác nhân gây ô nhiễm trầm trọng nhất hiện nay chủ yếu tập trung ở cơ sở sản xuất nằm trong những khu công nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 2 khu công nghiệp với quy mô lớn gồm Phú Tài, Long Mỹ và hàng trăm khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác nằm rải rác ở 11 huyện, thành phố trong tỉnh. Ngành nghề chủ yếu của các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện nay là chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu; và các loại bia, cồn, mì; khai thác chế biến đá granite; sản xuất vật liệu xây dựng; thức ăn gia súc… Trong đó, khá nhiều cơ sở đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư quanh vùng sản xuất, điển hình như: Doanh nghiệp thương mại và dịch vụ Vạn Phát, Xưởng chế biến hạt điều Quang Trung (Quy Nhơn), Cồn - gas Phú Sĩ, Công ty TNHH Giấy Tân Bình… Bên cạnh đó, nhiều hoạt động khai thác khoáng sản như vàng, titan… cũng đang là vấn đề nóng về môi trường. Hoạt động khai thác khoáng sản đã làm cho các chất độc hại, nguyên tố phóng xạ nằm trong lòng đất phơi ra và phát tán trong môi trường.

Theo nhiều chuyên gia về môi trường, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay của các cơ sở sản xuất kinh doanh ở Bình Định là do nhận thức chưa đầy đủ từ phía nhà đầu tư sản xuất. Phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống xử lý hoặc có nhưng không hoạt động được do thiết kế chưa hợp lý, thậm chí có trường hợp do vận hành sai. Nhiều cơ sở đã đối phó với tình trạng ô nhiễm môi trường do mình gây ra bằng cách dùng nước giếng ngầm pha loãng nước thải hoặc thải xuống ao hồ…, điều này càng làm cho môi trường ô nhiễm trầm trọng hơn.

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đinh Văn Sâm, chủ nhiệm đề tài "Xử lý triệt để các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Bình Định", thì để xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì cần phải thực hiện một trong các biện pháp sau: đình chỉ hoạt động hoặc di chuyển đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng; đổi mới công nghệ hoặc nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý chất thải; cải tạo lại hoặc xây dựng mới công trình xử lý chất thải. Biện pháp xử lý chủ yếu hiện nay áp dụng cho các cơ sở gây ô nhiễm môi trường là đổi mới công nghệ và hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải. Ví dụ như các cụm cơ sở chế biến tinh bột mì ở xã Hoài Hảo (Hoài Nhơn), cơ sở sản xuất ngói Bình Nghi (Tây Sơn)… cần được hệ thống tổ chức lại thành cụm hoặc công ty cổ phần  để có điều kiện đầu tư và di dời, xây dựng lại cơ sở, hệ thống xử lý chất thải mới… Ngoài ra, giải pháp cải tạo xây dựng mới công trình xử lý nước thải cũng khá phù hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm. Với các cơ sở chế biến nông, lâm, hải sản, thành phần chất thải chủ yếu là chất hữu cơ, vì vậy nên dùng giải pháp xử lý sinh học. Đây là công nghệ kinh tế có giá thành đầu tư và xử lý thường rất rẻ, đặc biệt là ít để lại hậu quả xấu về môi trường…

Vấn đề còn lại trong việc định hướng các giải pháp để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ra thuộc về các cơ quan chức năng trong tỉnh.

. Lê Anh

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cây xăng vừa hoàn thành đã "trùm mền"  (27/08/2004)
Nuôi cá trong ruộng lúa ở Nhơn Lộc: Hiệu quả đã được khẳng định  (26/08/2004)
Trước nguy cơ dịch cúm gia cầm tái phát: Thắt chặt công tác phòng chống dịch  (26/08/2004)
Nhơn Lộc và nỗi lo đê vỡ   (25/08/2004)
Sử dụng nguồn nước ngầm không đúng cách: Lợi bất cập hại   (24/08/2004)
Cầu vượt đầm Thị Nại: Ước mơ và hiện thực   (23/08/2004)
Hướng đi nào cho nghề đóng tàu thuyền?  (22/08/2004)
Quy hoạch đô thị Quy Nhơn sẽ có những thay đổi cơ bản  (20/08/2004)
Gian nan chống hạn cho cây dứa  (20/08/2004)
Đánh thức tiềm năng một vùng biển   (19/08/2004)
Những người tâm huyết với con đường  (19/08/2004)
Công ty Xây dựng 47: Góp phần phát triển du lịch   (18/08/2004)
Nông dân Bình Định xuất ngoại : Đi một ngày đàng...   (18/08/2004)
Bê tông hóa giao thông nông thôn ở Tuy Phước: Về đích trước thời gian  (17/08/2004)
Rừng đầu nguồn Hầm Hô không yên tĩnh   (17/08/2004)