Cơ sở chế biến hạt điều Xuân Phong: Góp phần phát triển tiểu thủ công nghiệp An Lão
10:19', 1/9/ 2004 (GMT+7)

Con đường bê tông dẫn vào thôn Xuân Phong, xã An Hòa (An Lão) bây giờ khang trang và rộng rãi khiến chúng tôi không mất nhiều thời gian để tìm cơ sở sản xuất hạt điều đầu tiên của huyện vùng cao này. Nhìn xưởng sản xuất còn khá mới, chúng tôi biết rằng cơ sở chế biến hạt điều này đi vào sản xuất chưa lâu.

Ông Lê Ngọc Châu, chủ cơ sở chế biến hạt điều Xuân Phong, cho biết ông gắn bó với hạt điều gần 10 năm nay, khi những vườn điều được địa phương phát động trồng bắt đầu cho trái. Ban đầu, ông chỉ thu gom hạt điều và bán lại cho các cơ sở chế biến ở Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh. Qua những lần giao hàng, nhìn cơ sở chế biến của các bạn hàng, ông nung nấu ý định sẽ mở cơ sở chế biến hạt điều ngay tại quê hương để tăng thu nhập, tạo việc làm cho một bộ phận lao động nông nhàn và góp phần phát triển hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp của huyện.

Sau một thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tháng 4-2004 cơ sở chế biến hạt điều đầu tiên ở An Lão đi vào hoạt động, vốn đầu tư 300 triệu đồng, công suất 2 tấn hạt điều thô mỗi ngày, giải quyết việc làm cho khoảng 100 lao động.

Một góc phân xưởng chế biến hạt điều Xuân Phong

Nguồn nguyên liệu cung cấp cho cơ sở chế biến hạt điều Xuân Phong được thu mua tại huyện An Lão và các xã lân cận của 2 huyện Hoài Ân và Hoài Nhơn. Hiện ở các địa phương này có diện tích điều gần 5.000 ha, trong đó khoảng 1/2 đã cho thu hoạch, với sản lượng khoảng 1.000 tấn mỗi năm. Về thị trường tiêu thụ, cơ sở đã thiết lập hợp đồng bao tiêu sản phẩm không hạn chế về số lượng với Công ty Hoàng Gia (tỉnh Đồng Nai). Đồng thời Công ty cổ phần kinh doanh xuất khẩu hạt điều Quy Nhơn luôn có yêu cầu hàng ngàn tấn mỗi năm để phục vụ xuất khẩu và kinh doanh chế biến. Ngoài ra, trong tình huống xấu nhất của thị trường, cơ sở của ông Châu trở thành vệ tinh cung cấp hạt điều sơ chế chưa hoàn chỉnh hoặc nguyên liệu thô cho các công ty chế biến quy mô lớn. Ông Châu cho biết như vậy.

Tuy chỉ mới đi vào sản xuất được mấy tháng, nhưng thu nhập của công nhân đã đạt trên 450.000 đồng/người/tháng và có triển vọng tăng cao hơn trong thời gian đến. Theo ông Châu, trong hoạt động sản xuất, cái khó nhất là nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, thế nhưng cơ sở sản xuất của ông lại có được lợi thế này và ông đang xây dựng dự án mở rộng sản xuất lên gấp đôi hiện nay. Khi nghe người chủ cơ sở say sưa nói về triển vọng của ngành chế biến nông sản này và những dự định trong tương lai của mình, tôi hiểu rằng, đây chỉ mới là bước đi ban đầu.

. Nhơn Thiện

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Những nhịp cầu nối bờ vui  (31/08/2004)
Vĩnh Thạnh đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn rừng  (31/08/2004)
Gian nan chống hàng nhập lậu  (30/08/2004)
Hội thi kiến thức sản xuất nông nghiệp giỏi huyện Phù Mỹ: Một sân chơi bổ ích   (30/08/2004)
Công trình cầu vượt đầm Thị Nại: Cuộc chạy đua tiến độ  (29/08/2004)
Giải quyết ô nhiễm môi trường do sản xuất kinh doanh: Thiếu giải pháp hữu hiệu  (27/08/2004)
Cây xăng vừa hoàn thành đã "trùm mền"  (27/08/2004)
Nuôi cá trong ruộng lúa ở Nhơn Lộc: Hiệu quả đã được khẳng định  (26/08/2004)
Trước nguy cơ dịch cúm gia cầm tái phát: Thắt chặt công tác phòng chống dịch  (26/08/2004)
Nhơn Lộc và nỗi lo đê vỡ   (25/08/2004)
Sử dụng nguồn nước ngầm không đúng cách: Lợi bất cập hại   (24/08/2004)
Cầu vượt đầm Thị Nại: Ước mơ và hiện thực   (23/08/2004)
Hướng đi nào cho nghề đóng tàu thuyền?  (22/08/2004)
Quy hoạch đô thị Quy Nhơn sẽ có những thay đổi cơ bản  (20/08/2004)
Gian nan chống hạn cho cây dứa  (20/08/2004)