Sau 2 năm thực hiện tiểu hợp phần giống nông hộ:
Nhiều nông dân đã tự sản xuất được giống lúa
15:32', 6/9/ 2004 (GMT+7)

Ngày 1-9, Sở NN-PTNT tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm (8.2002 - 8.2004) thực hiện tiểu hợp phần giống nông hộ (SXGNH). Phóng viên Báo Bình Định đã ghi lại ý kiến đánh giá của một số đại biểu tham dự hội nghị

* Ông Lê Hồng Nhu - Trợ lý điều phối quốc gia hợp phần giống cây trồng: Tiểu hợp phần

Nông dân đang thực hành trên ruộng

SXGNH là một trong 9 tiểu hợp phần thuộc hợp phần giống cây trồng do Chính phủ Đan Mạch tài trợ cho Việt Nam. Bình Định là một trong 4 tỉnh của cả nước tham gia tiểu hợp phần này với loại cây trồng được chọn là cây lúa. Bình Định triển khai thực hiện tiểu hợp phần rất bài bản, bước đầu đã mang lại hiệu quả. Tỉnh đã thành lập ban quản lý tiểu hợp phần, chọn 4 huyện: Tuy Phước, An Nhơn, Hoài Nhơn, Vĩnh Thạnh để thực hiện; điều tra thực trạng giống cây trồng tại các địa phương và các dịch vụ giống cây trồng trên địa bàn của tỉnh; cử cán bộ theo học khóa đào tạo giảng viên chính do Ban quản lý hợp phần giống cây trồng Trung ương tổ chức tại tỉnh Cần Thơ, Đồng Nai. Ban quản lý của tỉnh đã đào tạo được nhiều giảng viên nông dân và nông dân SXGNH. Kết quả này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, của chính quyền và nông dân các địa phương đối với tiểu hợp phần.

* Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh, Trưởng ban quản lý tiểu hợp phần: Hiện nay, các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh mới chỉ cung cấp được từ 10-15% giống lúa cho nông dân, hơn 90% giống lúa là do nông dân tự sản xuất. Giống lúa do nông dân tự sản xuất bị lẫn tạp nhiều, năng suất và chất lượng gạo không cao, nên nhu cầu giống lúa có chất lượng phục vụ cho bà con sản xuất là rất lớn. Tiểu hợp phần SXGNH sẽ góp phần giúp ngành giải quyết những khó khăn trong công tác cải tạo giống lúa. Để thực hiện hợp phần có hiệu quả, Ban quản lý đã lựa chọn những nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất để đào tạo thành giảng viên nông dân. Học viên được đào tạo theo phương pháp vừa học vừa thực hành ngay trên đồng ruộng. Học viên được học 8 chuyên đề về phương pháp huấn luyện, 2 chuyên đề về tổ chức các nhóm thực hành. Trên lớp học, chúng tôi bố trí theo nhóm, mỗi nhóm học viên tự chuẩn bị nội dung bài giảng và giảng thử cho cả lớp cùng nghe để bổ sung thêm nội dung và phương pháp huấn luyện cho đạt yêu cầu. Hàng tháng, chúng tôi tổ chức đánh giá chuyên môn, phương pháp truyền đạt, ý thức trách nhiệm của từng học viên. Trên ruộng thực hành, học viên được truyền đạt kỹ thuật sạ hàng, cân đối nước, phân, cách quan sát, phân tích hệ sinh thái đồng ruộng; so sánh mật độ sạ, liều lượng phân bón, màu lá lúa để cân đối phân cho hợp lý, sau đó bố trí ruộng phục tráng giống để học viên tiếp tục thực hành. Năng suất lúa thu hoạch trên diện tích canh tác do nông dân thực hiện tăng trên 17%, hiệu quả kinh tế tăng từ 56-82% so với ruộng đối chứng gieo sạ theo cách truyền thống. Trong quá trình vừa học vừa làm, các học viên đã cùng với Ban quản lý đào tạo  được 2.182 nông dân sản xuất giống lúa tại 4 huyện tham gia tiểu hợp phần. Đến nay, hầu hết giảng viên nông dân và nông dân tham gia các lớp học SXGNH đều đã tự sản xuất được giống lúa. Từ nay đến năm 2006, Ban quản lý tiểu hợp phần SXGNH của tỉnh sẽ đào tạo thêm khoảng 975 giảng viên nông dân và 2.817 nông dân SXGNH.

* Ông Nguyễn Đức Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước: Tiểu hợp phần SXGNH đã giúp huyện đào tạo 675 nông dân SXGNH. Trong thời gian qua, những nông dân được được cử đi học đã tích cực truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm đã học tập được cho các nông dân khác ở địa phương thực hiện tiểu phần rất có hiệu quả. Hiện nay, diện tích sản xuất lúa hàng năm của huyện khoảng 20.000 ha, tỷ lệ sử dụng giống lúa cấp I đạt 85% tổng diện tích, năng suất đạt từ 60-65 tạ/ha. UBND huyện sẽ chỉ đạo cho các địa phương sử dụng những nông dân đã được học qua lớp SXGNH như những khuyến nông viên để triển khai tiểu hợp phần ra diện rộng.

* Bà Hồ Thị Mai Xuân, thôn Vĩnh Huy, xã Nhơn Lộc (An Nhơn) - học viên của lớp giảng viên nông dân: Trước đây gia đình tôi thường sạ với mật độ dày, từ 10-15 kg lúa giống/sào, lúa bị lẫn tạp nhiều, khó chăm sóc, và dễ bị đổ ngã. Vụ hè thu vừa qua, tôi đã sản xuất 4 sào lúa, áp dụng phương pháp sạ theo hàng, lượng giống gieo sạ 6kg/sào, tăng lượng phân Kali cho lúa… Nhờ đó, ruộng lúa không bị lẫn tạp, dễ chăm sóc hơn, năng suất cao hơn khoảng 50 kg/sào so cách gieo sạ trước đây. Tôi sẽ truyền đạt những kiến thức mà mình đã học được cho bà con nông dân trong xã cùng sản xuất.

. Phạm Tiến Sỹ

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Do sửa đập dâng Lại Giang: Hàng trăm ha lúa vụ mùa phải ngừng canh tác   (06/09/2004)
Xuất khẩu - bao giờ mới phát triển bền vững?   (05/09/2004)
Thị trường bảo hiểm học sinh: Sôi động trước năm học mới   (03/09/2004)
An Lão: Để người dân lạc nghiệp   (03/09/2004)
Trên đất khu Đông   (02/09/2004)
Nhịp sống mới ở Hoài Nhơn   (02/09/2004)
Cơ sở chế biến hạt điều Xuân Phong: Góp phần phát triển tiểu thủ công nghiệp An Lão   (01/09/2004)
Những nhịp cầu nối bờ vui  (31/08/2004)
Vĩnh Thạnh đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn rừng  (31/08/2004)
Gian nan chống hàng nhập lậu  (30/08/2004)
Hội thi kiến thức sản xuất nông nghiệp giỏi huyện Phù Mỹ: Một sân chơi bổ ích   (30/08/2004)
Công trình cầu vượt đầm Thị Nại: Cuộc chạy đua tiến độ  (29/08/2004)
Giải quyết ô nhiễm môi trường do sản xuất kinh doanh: Thiếu giải pháp hữu hiệu  (27/08/2004)
Cây xăng vừa hoàn thành đã "trùm mền"  (27/08/2004)
Nuôi cá trong ruộng lúa ở Nhơn Lộc: Hiệu quả đã được khẳng định  (26/08/2004)