Con đường di sản miền Trung: Di sản rất tốt nhưng…
16:55', 7/9/ 2004 (GMT+7)

Miền Trung - Tây Nguyên được xác định là một trọng điểm phát triển du lịch của VN do có lợi thế tài nguyên phong phú, sản phẩm đa dạng và vị trí địa lý thuận tiện. Cả nước có 6 di sản thế giới (DSTG) thì miền Trung sở hữu 3 DSVH vật thể (Huế - Hội An - Mỹ Sơn), 1 DSVH phi vật thể (Nhã nhạc cung đình Huế) và 1 DS thiên nhiên (Phong Nha - Kẻ Bàng).

Lễ hội Kate ở Mỹ Sơn (Quảng Nam)

Các DSTG của miền Trung đã và đang giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của du lịch VN, thực sự là những điểm đến đặc biệt hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Con đường di sản miền Trung (CĐDSMT) là sáng kiến liên kết du lịch bằng đường bộ và đường sắt với ý đồ cung cấp dịch vụ tàu hỏa và xe ô tô chất lượng cao trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, kết nối các DSTG và thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung, dần dần mở rộng toàn quốc và mở sang các nước trong khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu chung của các địa phương trên hành trình CĐDSMT là kéo dài ngày lưu trú của khách, tăng doanh thu, tạo việc làm cho cộng đồng dân cư. Đề án này còn nhằm mục đích nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch trong nội vùng, xây dựng và bảo đảm uy tín cho thương hiệu chung, quảng bá rộng rãi các điểm đến gắn với di sản trên thị trường du lịch quốc tế.

Đoàn Ngự đạo hồi cung (lễ hội Nam Giao - Huế)

Mới đây, ngành du lịch các tỉnh Quảng Nam, TT-Huế và TP Đà Nẵng đã nhóm họp bàn chuyện liên kết để phát triển, để 3 địa phương này trở thành một điểm đến với những sản phẩm du lịch chung. Theo đó, bên cạnh những sản phẩm đã có thương hiệu mạnh như Festival Huế, Đêm rằm phố cổ Hội An, 3 địa phương sẽ nỗ lực xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng như "Bãi biển mặt trời mọc" - gồm những bãi biển nổi tiếng: Lăng Cô, Non Nước, Hà My, Cửa Đại. Hợp tác xây dựng sản phẩm du lịch biển - đảo với các tuyến kết nối sông Hương - cửa Thuận An - Sông Hàn - Sơn Trà - Cù Lao Chàm - sông Thu Bồn. Khai thác lợi thế du lịch làng nghề - làng quê - nhà vườn xuyên suốt 3 tỉnh. Tăng cường phối hợp khai thác tiềm năng du lịch lễ hội... Đẩy mạnh đề án CĐDSMT nhằm liên kết chặt chẽ với các địa phương khác mà Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam là trọng điểm. Ai cũng thừa nhận miền Trung di sản rất tốt nhưng... con đường thì còn lắm vấn đề.

Là một ngành kinh tế tổng hợp, du lịch phát triển không chỉ có vấn đề liên kết vùng mà còn liên quan đến nhiều ngành với yêu cầu xã hội hóa rất cao. CĐDSMT là một ví dụ cụ thể. Đó là một tổ chức mà hoạt động của nó rất cần sự hợp tác, hỗ trợ của nhiều địa phương, nhiều ngành như: Văn hóa, Thương mại, Thể thao, Hàng không, Giao thông vận tải, Công an, Hải quan... Nhiều tỉnh miền Trung, đặc biệt là Quảng Nam, TT-Huế, Đà Nẵng có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển du lịch nội địa và quốc tế. Không chỉ có khách từ hai miền Nam - Bắc, khách do các đầu mối lữ hành Hà Nội, TPHCM đưa đến bằng nhiều phương tiện khác nhau mà các tỉnh, thành phố này đều đã có mối quan hệ trực tiếp với thị trường du lịch quốc tế. Những năm gần đây đã có bước khởi động trong hợp tác với các địa phương dọc tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây để đưa, đón khách vào, ra miền Trung bằng đường bộ. Hệ thống sân bay đã có nhưng cần được đầu tư nâng cấp và mở thêm nhiều đường bay quốc tế vào VN qua cửa ngõ miền Trung. Bức xúc nhất đối với du lịch miền Trung hiện nay vẫn là giao thông đường bộ. Từ Hội An lên Đà Nẵng chỉ hơn 30 km nhưng đi ô tô mất 1 giờ vì có rất nhiều biển báo 20 km/h. QL1A đường rất tốt nhưng cũng đầy những biển báo 40 km/h, 30 km/h đã làm cho các tour bị cháy thời gian, tăng giá thành. Vì thế, chiến lược nâng cấp các sân bay và nâng cấp, phát triển mạng lưới giao thông đường bộ cần được đẩy mạnh hơn nữa.                      

. Thanh Tùng

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
HTX Gạch ngói Phú Phong: Đi lên nhờ đa dạng hóa sản phẩm   (07/09/2004)
Nhiều nông dân đã tự sản xuất được giống lúa   (06/09/2004)
Do sửa đập dâng Lại Giang: Hàng trăm ha lúa vụ mùa phải ngừng canh tác   (06/09/2004)
Xuất khẩu - bao giờ mới phát triển bền vững?   (05/09/2004)
Thị trường bảo hiểm học sinh: Sôi động trước năm học mới   (03/09/2004)
An Lão: Để người dân lạc nghiệp   (03/09/2004)
Trên đất khu Đông   (02/09/2004)
Nhịp sống mới ở Hoài Nhơn   (02/09/2004)
Cơ sở chế biến hạt điều Xuân Phong: Góp phần phát triển tiểu thủ công nghiệp An Lão   (01/09/2004)
Những nhịp cầu nối bờ vui  (31/08/2004)
Vĩnh Thạnh đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn rừng  (31/08/2004)
Gian nan chống hàng nhập lậu  (30/08/2004)
Hội thi kiến thức sản xuất nông nghiệp giỏi huyện Phù Mỹ: Một sân chơi bổ ích   (30/08/2004)
Công trình cầu vượt đầm Thị Nại: Cuộc chạy đua tiến độ  (29/08/2004)
Giải quyết ô nhiễm môi trường do sản xuất kinh doanh: Thiếu giải pháp hữu hiệu  (27/08/2004)