Cát Hải: Cây hành vụ hè lên ngôi
14:45', 10/9/ 2004 (GMT+7)

Xã Cát Hải (Phù Cát) lâu nay nổi tiếng với nghề trồng hành, nhưng chỉ tập trung sản xuất vào vụ đông-xuân là chính. Do vậy tình trạng "được mùa, rớt giá" thường xuyên xảy ra. Rút kinh nghiệm những năm qua, năm nay bà con nông dân Cát Hải đã chuyển dịch cây hành từ vụ đông-xuân sang sản xuất vụ hè với hơn 31 ha trên đất bạc màu ở 2 thôn Tân Thanh và Chánh Oai, năng suất bình quân khá cao, 40 tạ/ha.

Nông dân Cát Hải tưới nước cho ruộng hành vụ hè

Ông Đặng Thanh Liêm - Bí thư Đảng ủy xã Cát Hải cho biết: Cát Hải có nguồn nước ngầm khá phong phú nên bà con nông dân đã mạnh dạn đầu tư khoan giếng, mua máy bơm điện và dây tưới là có thể chủ động được sản xuất. Đảng ủy đã tập trung chỉ đạo bà con đầu tư thâm canh cây hành vụ hè. Qua vụ sản xuất vừa qua, có thể thấy cây hành vụ hè năng suất đạt cao, giá cả ổn định. Vì sản xuất hành giống cho các địa phương khác nên không sợ cảnh "được mùa, rớt giá". Mặt khác, hiện nay giao thông đã thông suốt tạo thuận lợi trong lưu thông hàng hóa, xóa đi tình trạng bị thương lái ép cấp, ép giá như những năm trước.

Một trong những người sản xuất hành nhiều nhất và hiệu quả nhất là anh Nguyễn Văn Thà - 40 tuổi, ở thôn Chánh Oai. Anh Thà cho biết, vụ hè năm nay anh sản xuất hơn 5 sào hành sản lượng trên 2,5 tấn. Với giá bán từ 5.000đ - 6.000đ/kg trừ chi phí anh còn lãi ròng 9 triệu đồng.

Anh Võ Kế Hùng, khuyến nông viên của xã, giãi bày thêm: Cánh đồng hiện nay trồng cây hành cho năng suất cao trước đây bỏ hoang, mỗi khi gió nam lớn thổi bụi bay mù trời, hốt đi hết chất màu mỡ, còn lại đất bạc màu. Nay cánh đồng này được cải tạo, trồng hành vụ hè cho hiệu quả thấy rõ.

Tuy kết quả bước đầu của cây hành vụ hè rất đáng phấn khởi, nhưng nông dân Cát Hải vẫn còn băn khoăn. Cái khó nhất là điện chưa được kéo đến những cánh đồng sản xuất cây trồng cho năng suất cao. Để có điện bơm nước tưới, bà con nông dân tự kéo điện theo kiểu mạnh ai nấy làm, chưa có quy hoạch cơ bản. Việc kéo điện tự phát rất tạm bợ, không an toàn nên dễ gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của nhân dân, nhất là trong mùa mưa bão. Mặt khác, các trạm biến áp trước đây chỉ thiết kế cho nhu cầu sinh hoạt, nay sử dụng nhiều trong sản xuất, nên đã quá tải.

Mong các cấp chính quyền, các ngành chức năng có chính sách hỗ trợ cho nhân dân kéo thêm đường dây 0,4 KW để Cát Hải có điều kiện phát triển sản xuất góp phần tăng thu nhập, mở rộng mô hình cánh đồng 50 triệu/ha, đưa vùng đất nghèo này đi lên.

. Nguyễn Văn Hùng

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Vĩnh Thạnh: Để cây mía "ngọt" hơn   (10/09/2004)
WEBCAM: Cầu nối hội ngộ từ vạn dặm   (09/09/2004)
Hiệu quả ban đầu và những cảnh báo   (09/09/2004)
Sự cố 225 ha dứa Queen không ra quả: Dứa "nữ hoàng" làm khổ nông dân   (08/09/2004)
Vi phạm về đo lường, chất lượng đối với các mặt hàng đóng gói sẵn: Người tiêu dùng thiệt thòi   (08/09/2004)
Con đường di sản miền Trung: Di sản rất tốt nhưng…  (07/09/2004)
HTX Gạch ngói Phú Phong: Đi lên nhờ đa dạng hóa sản phẩm   (07/09/2004)
Nhiều nông dân đã tự sản xuất được giống lúa   (06/09/2004)
Do sửa đập dâng Lại Giang: Hàng trăm ha lúa vụ mùa phải ngừng canh tác   (06/09/2004)
Xuất khẩu - bao giờ mới phát triển bền vững?   (05/09/2004)
Thị trường bảo hiểm học sinh: Sôi động trước năm học mới   (03/09/2004)
An Lão: Để người dân lạc nghiệp   (03/09/2004)
Trên đất khu Đông   (02/09/2004)
Nhịp sống mới ở Hoài Nhơn   (02/09/2004)
Cơ sở chế biến hạt điều Xuân Phong: Góp phần phát triển tiểu thủ công nghiệp An Lão   (01/09/2004)