Phước Sơn: Khơi sức dân làm đường bê tông giao thông nông thôn
10:52', 17/9/ 2004 (GMT+7)

So với trước đây vài năm, hiện nay Phước Sơn (Tuy Phước) đã thoát khỏi cái cảnh đường sá bị lầy lội, ngập nước, nhờ thực hiện tốt chủ trương bê tông hóa giao thông nông thôn (GTNT).

Đường bê tông xi măng ở Phước Sơn

Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Chủ tịch UBND xã Phước Sơn, cho biết: "Khi đưa chủ trương bê tông hóa GTNT ra bàn bạc trước nhân dân, ai cũng thống nhất theo phương án huy động vốn của xã đưa ra. Hiện nay, toàn xã đã thực hiện được 18,2 km đường liên xã, liên thôn, hoàn thành trước một năm so với kế hoạch đề ra. Ở các thôn vùng xa nằm ven đầm Thị Nại như Vinh Quang, Lộc Thượng, Dương Thiện…, trước đây, đời sống của người dân rất khó khăn do giao thông cách trở, không tiêu thụ được nông sản, hiện nay đỡ rồi. Từ nay đến năm 2010, xã sẽ bê tông hóa toàn bộ các tuyến đường liên xóm bằng việc huy động nhân dân đóng góp 50% kinh phí, ngân sách xã hỗ trợ 50%".

Để có được 18,2 km đường bê tông xi măng (BTXM) hoàn chỉnh, thời gian qua xã Phước Sơn đã đầu tư trên 7,4 tỉ đồng (chưa kể tỉnh hỗ trợ 120 tấn xi măng/km và kinh phí của huyện hỗ trợ 50 triệu đồng/km) để làm đường. Đường giao thông nông thôn của xã đều là đường đất, thấp trũng, nền đường yếu, nên kinh phí xây dựng giao thông khá cao. Ông Trương Đình Long, phụ trách giao thông - thủy lợi xã Phước Sơn, cho biết: "Chỉ 3,25 km đường ngang từ thôn Dương Thiện qua thôn Vinh Quang, đến thôn Lộc Thượng, xã đã đầu tư trên 2,5 tỉ đồng làm đường tràn, nếu làm như bình thường sẽ bị lũ cuốn phăng". Mặc dù kinh phí làm đường ở Phước Sơn hết sức tốn kém, nhưng được nhân dân đồng tình ủng hộ và đóng góp mỗi nhân khẩu 10.000 đồng/năm (thu trong 5 năm). Xã còn kêu gọi sự đóng góp của các chủ cơ sở kinh doanh, phương tiện vận tải… Tất cả đều hưởng ứng tích cực vì họ thật sự thấy lợi ích của mình gắn liền với những tuyến đường BTXM. Hơn nữa, công tác bê tông hóa GTNT ở Phước Sơn được thực hiện theo phương châm: "Xã có công trình, dân có việc làm", đường bê tông qua thôn nào, thôn đó tự cử ra tổ giám sát, tổ thi công, huy động vật tư sẵn có của địa phương… nên giảm được chi phí đáng kể.

Những con đường BTXM đã và đang được xây dựng góp phần tạo cho quê hương Phước Sơn một vóc dáng mới, làm đẹp thêm những ngôi nhà mới, những ngôi trường mới khang trang, phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của một xã nằm trong vùng trọng điểm cụm kinh tế kỹ thuật của huyện Tuy Phước.

. Xuân Thức

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cát Tài: Nhiều hộ thu nhập 50 triệu đồng/năm   (16/09/2004)
Tiêu điều rừng dương Cát Chánh   (16/09/2004)
Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Những kết quả khả quan  (15/09/2004)
Khi nhà máy ở gần nông dân   (15/09/2004)
Từ tay trắng trở thành tỉ phú  (14/09/2004)
Dự án cầu Diêu Trì: Vì sao lỗi hẹn?  (14/09/2004)
Nuôi dê, cừu cho thu nhập cao  (13/09/2004)
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Bình Định: Cần được giúp đỡ để vươn xa  (13/09/2004)
Nhịp sống mới ở làng biển An Quang  (12/09/2004)
Cát Hải: Cây hành vụ hè lên ngôi   (10/09/2004)
Vĩnh Thạnh: Để cây mía "ngọt" hơn   (10/09/2004)
WEBCAM: Cầu nối hội ngộ từ vạn dặm   (09/09/2004)
Hiệu quả ban đầu và những cảnh báo   (09/09/2004)
Sự cố 225 ha dứa Queen không ra quả: Dứa "nữ hoàng" làm khổ nông dân   (08/09/2004)
Vi phạm về đo lường, chất lượng đối với các mặt hàng đóng gói sẵn: Người tiêu dùng thiệt thòi   (08/09/2004)