Người góp phần phát triển làng rượu Bầu Đá
10:9', 22/9/ 2004 (GMT+7)

Xã Nhơn Lộc (An Nhơn) xưa nay nổi tiếng về đặc sản rượu Bầu Đá. Tuy nhiên, trước kia rượu Bầu Đá ở đây chủ yếu chỉ tiêu thụ quanh quẩn trong vùng. Mấy năm gần đây, rượu Bầu Đá Nhơn Lộc mới có điều kiện vươn xa nhờ những cơ sở gia công đóng chai, trong đó có sự góp phần của cơ sở chế biến rượu Bầu Đá Thành Tâm.

Ông Nguyễn Thành Tâm kiểm tra sản phẩm trước khi đóng gói

Anh Nguyễn Thành Tâm, chủ cơ sở chế biến rượu Bầu Đá Thành Tâm, quê ở xã Nhơn Lộc, xuất thân trong một gia đình có nghề nấu rượu truyền thống. Kế tục nghề gia truyền của cha mẹ, anh Tâm không ngừng tìm cách đầu tư phát triển nghề mạnh hơn, có thêm nhiều khách hàng không những trong tỉnh mà còn ở ngoài tỉnh. Khi có thêm khách hàng, lượng rượu mà gia đình nấu ra đã không đủ cung cấp, nên anh đã nảy ra ý định hợp đồng thu mua rượu từ những người trong làng về đóng chai để bán.

Sau một thời gian suy nghĩ và khảo sát thị trường, năm 2000, anh quyết định bán bớt một phần đất của gia đình để đầu tư mở rộng thêm cơ sở. Những sản phẩm đầu tiên do cơ sở của anh làm ra, mẫu mã, bao bì chưa được bắt mắt, nên những lần chào hàng của anh đều bị khách hàng từ chối. Anh Tâm cho biết: "Dù bị từ chối nhưng tôi không nản chí và luôn tin tưởng rượu Bầu Đá đóng chai của mình rồi sẽ có được khách hàng". Anh đã tìm đến các làng gốm sứ nổi tiếng ở Hải Dương, Đồng Nai tìm kiếm những kiểu dáng chai, lọ đẹp, bắt mắt để đặt hàng, đồng thời yêu cầu những hộ nấu rượu mà anh đã hợp đồng bao tiêu sản phẩm phải nâng cao chất lượng rượu để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Bằng những biện pháp như vậy, rượu Bầu Đá Thành Tâm đã dần dần được khách hàng tín nhiệm.

Qua những năm tháng lăn lộn trên thương trường, hiện nay, cơ sở chế biến rượu Bầu Đá Thành Tâm đã có hơn 20 đại lý phân phối chính, sản lượng rượu tiêu thụ mỗi ngày hơn 300 lít. Và để khỏi lẫn lộn rượu Bầu Đá do cơ sở chế biến đóng chai với các sản phẩm rượu Bầu Đá đóng chai khác, năm 2002, anh đã tiến hành đăng ký thương hiệu và chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm rượu Bầu Đá Thành Tâm đã có chỗ đứng trên thị trường, nhưng người chủ cơ sở này chưa dừng lại ở đây mà còn có kế hoạch đầu tư phát triển hơn nữa. Anh Tâm cho biết: Tôi cố gắng giữ và phát triển thương hiệu rượu Bầu Đá Thành Tâm trở thành một thương hiệu mạnh và có uy tín hơn. Hiện nay, tôi đang chuẩn bị kế hoạch phát triển cơ sở sản xuất này lên công ty, để có thể dễ dàng cạnh tranh trên thương trường".

. Ngọc Thái

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nuôi tôm he chân trắng trên cát ở Phù Mỹ: Từ cảnh báo đến những thiệt hại   (21/09/2004)
Thị trường bánh trung thu đã khởi động  (21/09/2004)
Kỹ thuật viên mạng: Dễ mà khó   (20/09/2004)
Hệ thống đê khu Đông: Những công trình vượt lũ   (20/09/2004)
Ngô lai đang "hút" nông dân  (19/09/2004)
Công ty KTCTTL Bình Định: Tích cực chuẩn bị phòng chống bão lụt   (17/09/2004)
Phước Sơn: Khơi sức dân làm đường bê tông giao thông nông thôn  (17/09/2004)
Cát Tài: Nhiều hộ thu nhập 50 triệu đồng/năm   (16/09/2004)
Tiêu điều rừng dương Cát Chánh   (16/09/2004)
Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Những kết quả khả quan  (15/09/2004)
Khi nhà máy ở gần nông dân   (15/09/2004)
Từ tay trắng trở thành tỉ phú  (14/09/2004)
Dự án cầu Diêu Trì: Vì sao lỗi hẹn?  (14/09/2004)
Nuôi dê, cừu cho thu nhập cao  (13/09/2004)
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Bình Định: Cần được giúp đỡ để vươn xa  (13/09/2004)