Vân Canh: Khi cơn hạn đi qua
17:25', 23/9/ 2004 (GMT+7)

Từ sau cơn bão số 2 (6-2004) đến nay, tại Vân Canh chỉ có 2 cơn mưa trong tháng 7, nhưng theo người dân ở đây nước mưa chỉ đủ để ướt áo và chỉ mưa ở một vài vùng. Trong khi đó, ở thị trấn Vân Canh và 3 xã Canh Hòa, Canh Thuận và Canh Hiệp nếu dứt mưa chừng 1 tháng là nước ở các con suối gần như khô kiệt, nhiều loại cây trồng không thể phát triển vì thiếu nước, năng suất và sản lượng bị ảnh hưởng trầm trọng.

Nhiều diện tích mía ở Vân Canh bị khô cháy do hạn hán

Ông Lê Văn Cẩn, cán bộ Phòng Kinh tế - Hạ tầng nông thôn, cho biết: "Ngay từ cuối tháng 7, các con suối chính ở Vân Canh đều cạn nước. Suối Bục, suối Cầu (Canh Hiển); suối Dú, suối Chình (Canh Hòa); suối Nhiên (Canh Vinh); suối Phướng (thị trấn Vân Canh)... đều không đủ nước để... bò uống. Đến giữa tháng 8 thì các hồ chứa nước Làng Trội (làng Cà Xiêm); hồ Tổ (Canh Thuận); hồ Bà Thìn, hồ Suối Bụng (Canh Vinh) và hồ Suối Mây (thị trấn Vân Canh) cũng đều cạn nước. Không chỉ có nước suối, nước hồ cạn mà có đến 70% giếng nước đào cũng bị khô kiệt...". Ở Vân Canh hiện có 1.800 ha cây trồng bị hạn nặng. Thiệt hại nhất là lúa gieo, mía, đậu đỗ, mè... chỉ còn lại một cây trồng cạn duy nhất có thể đối mặt với hạn hán là cây mì còn giữ lại màu xanh của lá.

Ở xã Canh Thuận đã có 186 ha lúa gieo bị chết trắng; 175 ha mía bị khô héo (trong đó 93 ha mía gốc đã chết). Còn ở Canh Hiển, toàn bộ diện tích lúa gieo khô không xuống giống được; 350 ha mía héo rũ. Ở thị trấn Vân Canh, toàn bộ 72 ha lúa gieo khô đã chết trắng, 245 ha mía bị héo và gần 50% bị cháy lá; 26 ha các cây trồng cạn như bắp, đậu đỗ, mè... khô chết đến 70% vì thiếu nước. Ông Nguyễn Văn Toàn - Trưởng Trạm Khuyến nông Vân Canh - cho biết: "Mô hình khuyến nông sản xuất bắp lai tại làng Cà Xiêm lợi dụng đất ẩm sau cơn bão số 2 để xuống giống. Cây bắp xanh mơn mởn, nhưng đến giữa tháng 8 thì hồ Làng Trội khô sạch nước, chỉ hơn 1 tuần sau là 3 ha bắp chết héo. Còn 2 mô hình bắp lai giống Dekalb-71 tại làng Hiệp Hà (thị trấn Vân Canh) và thôn Hiển Đông, Thanh Minh (Canh Hiển) nhờ tích cực đóng giếng bơm tưới kịp thời lúc bắp trỗ cờ phun râu nên năng suất đạt từ 45-50 tạ/ha, giúp cho hàng chục hộ nông dân giảm bớt khó khăn do mất mùa...". Cũng do hạn nên mô hình khuyến nông cây lúa cạn (1 ha) tại Canh Thuận mất trắng. Nghiêm trọng hơn, 40 ha đậu phụng sản xuất để lấy giống vụ đông-xuân 2004-2005 bị háp nặng. Mùa hè vừa qua, ở Vân Canh, không riêng gì cây trồng hàng vụ mà phần lớn cây ăn trái, cây nguyên liệu cũng bị khô héo và phải chống chọi với hạn hán, có nguy cơ mất mùa lớn.

Gần 10 ngày qua, cùng với cả tỉnh, đến địa bàn Vân Canh đã có các cơn mưa lớn. Đối với sản xuất nông nghiệp, đây là những giọt nước hồi sinh. Nhưng do bị hạn quá lâu, nhiều cây trồng đã kiệt sức vì mất nước, các cơn mưa vừa qua cũng chỉ hạn chế được sự mất trắng chứ không thể đảm bảo được năng suất và chất lượng sản phẩm. Thời gian nắng hạn kéo dài vừa qua đã gây thiệt hại đáng kể và huyện miền núi Vân Canh đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

. Nguyễn Đình Thụy

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nhơn Châu và nỗi lo mùa mưa bão   (23/09/2004)
Liên kết, liên doanh ở các HTXNN: Vẫn còn nhiều vướng mắc   (22/09/2004)
Người góp phần phát triển làng rượu Bầu Đá   (22/09/2004)
Nuôi tôm he chân trắng trên cát ở Phù Mỹ: Từ cảnh báo đến những thiệt hại   (21/09/2004)
Thị trường bánh trung thu đã khởi động  (21/09/2004)
Kỹ thuật viên mạng: Dễ mà khó   (20/09/2004)
Hệ thống đê khu Đông: Những công trình vượt lũ   (20/09/2004)
Ngô lai đang "hút" nông dân  (19/09/2004)
Công ty KTCTTL Bình Định: Tích cực chuẩn bị phòng chống bão lụt   (17/09/2004)
Phước Sơn: Khơi sức dân làm đường bê tông giao thông nông thôn  (17/09/2004)
Cát Tài: Nhiều hộ thu nhập 50 triệu đồng/năm   (16/09/2004)
Tiêu điều rừng dương Cát Chánh   (16/09/2004)
Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Những kết quả khả quan  (15/09/2004)
Khi nhà máy ở gần nông dân   (15/09/2004)
Từ tay trắng trở thành tỉ phú  (14/09/2004)