Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế Bình Định trong năm 2005
16:6', 2/1/ 2005 (GMT+7)

Năm 2005 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2001-2005, đồng thời góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Là năm đầu tiên triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2010 và Quyết định số 148 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Năm 2005 cũng là năm có nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Do vậy, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển KT-XH năm 2005 cần tập trung vào các vấn đề sau đây:

* Về phát triển công nghiệp:

Tiếp tục thực hiện đạt mục tiêu Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển CN-TTCN và làng nghề giai đoạn 2001-2005, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 tăng 23%.

Tàu vào ăn hàng tại cảng Quy Nhơn (ảnh: Đào Tiến Đạt)

Để đạt được tốc độ tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp, trước hết cần tập trung chỉ đạo giải quyết các vướng mắc, khó khăn cụ thể của từng ngành hàng, từng doanh nghiệp. Tạo các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đang hoạt động đẩy mạnh SX-KD, đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp đang xây dựng dở dang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xây lắp, hoàn thành sớm đi vào hoạt động (như nhà máy thép, cồn, tinh bột , phân NPK…). Tiếp tục  hoàn thiện cơ bản cơ sở hạ tầng dùng chung ở KCN Phú Tài, KCN Long Mỹ và các cụm công nghiệp đang đầu tư, đẩy nhanh việc bồi thường, giải tỏa giao mặt bằng cho doanh nghiệp, khắc phục cơ bản tình trạng các dự án chờ đất.

Triển khai quy hoạch các KCN Nam quốc lộ 19; hoàn thành quy hoạch chung và triển khai quy hoạch chi tiết KCN Nhơn Hội. Đồng thời có chính sách đồng bộ nhằm thu hút đầu, kể cả đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tạo bước phát triển mới trong lĩnh vực công nghiệp. Thực hiện công tác khuyến công, củng cố và phát triển các làng nghề hiện có, phát triển các ngành nghề mới để tăng thêm sản phẩm hàng hóa và thu hút lao động, góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn.

* Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn

Tiếp tục bổ sung, điều chỉnh quy hoạch từng ngành phù hợp với điều kiện mới và tổ chức thực hiện quy hoạch, bảo đảm cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, chuyên canh, thâm canh có năng suất chất lượng cao, nâng cao giá trị và hiệu quả trên một đơn vị canh tác. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chủ động phòng chống thiên tai nhằm phát triển toàn diện nông, lâm, thủy sản gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, xuất khẩu.

Trong lĩnh vực trồng trọt, chú trọng điều chỉnh cơ cấu cây lương thực có hạt theo hướng giảm cây lúa, tăng diện tích cây trồng cạn. áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, phòng trừ dịch bệnh để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng. Hình thành nhanh và vững chắc vùng cây nguyên liệu mía, dứa, ... để phục vụ cho công nghiệp chế biến. Phấn đấu năm 2005, đầu tư phát triển vùng quy hoạch trên 4.000 ha mía, 800 ha dứa trồng mới, 4.400 ha . Phát triển mạnh chăn nuôi nhằm tăng nhanh tốc độ tăng trưởng và tỉ trọng giá trị trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân (An Nhơn). Khuyến khích phát triển các hình thức trang trại, gia trại chăn nuôi ở những nơi có điều kiện. Phấn đấu năm 2005 đạt 5.000 bò cái sữa, nâng tỉ trọng đàn bò lai hướng thịt, tăng chất lượng đàn heo hướng nạc để đủ tiêu chuẩn tham gia xuất khẩu. Khôi phục và phát triển nhanh đàn gia cầm. Chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Tích cực tìm kiếm và xúc tiến thị trường, thực hiện hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp với người sản xuất nhằm tiêu thụ tốt hơn sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Các ngành có liên quan tổ chức đẩy mạnh công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới, giống mới cho nông dân, kiểm soát chất lượng vật tư và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nắm bắt thông tin và dự báo thị trường để có biện pháp chủ động ứng phó, giúp nông dân và doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất kịp thời.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng, khai thác thủy sản, thực hiện các biệp pháp ứng dụng công nghệ nuôi trồng thủy sản, thành lập 2 trung tâm kiểm dịch tôm của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh tôm. Nâng cao năng lực khai thác gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy hải sản. Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng dùng chung thiết yếu của các vùng nuôi trồng hải sản tập trung. Đẩy nhanh việc điều chỉnh và triển khai các dự án nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm trên cát ở các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn. Có chính sách hỗ trợ các cơ sở chế biến hải sản nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm hải sản xuất khẩu. Triển khai thực hiện tốt dự án khu sinh thái Cồn Chim.

Thực hiện có hiệu quả việc giao đất lâm nghiệp, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình. Huy động các nguồn vốn và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp, nhất là phát triển cây lấy gỗ và cây nguyên liệu có giá trị cao. Phấn đấu trồng mới trên 4.000 ha rừng, đảm bảo mục tiêu nâng cao độ che phủ rừng đạt 38% vào năm 2005.

Triển khai thực hiện tốt Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, chú trọng công tác xác định giá đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu mới). Tập trung xây dựng và thực hiện quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất, giải quyết nhanh chóng thủ tục về giao đất, cho thuê đất và các giao dịch về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, nhất là cho nhu cầu SXKD của doanh nghiệp. Kiểm tra xác định, quản lý chặt chẽ quỹ đất để phục vụ cho đầu tư phát triển, có giải pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra bảo đảm công tác bảo vệ môi trường trong từng dự án đầu tư, trong từng doanh nghiệp hoạt động SX-KD, nhất là KCN Phú Tài, Long Mỹ.

* Về phát triển dịch vụ:

Phấn đấu giá trị gia tăng các ngành dịch vụ năm 2005 tăng 11%.  Chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động dịch vụ hiện có, đồng thời khai thác mở rộng các loại hình dịch vụ mới, những dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như tài chính, tín dụng, bảo hiểm, mua bán tài sản, các dịch vụ tư vấn đi đôi với nâng cao chất lượng và giảm giá thành các dịch vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và nhu cầu của đời sống nhân dân.

Về hoạt động thương mại, chú trọng mở rộng phát triển lưu thông hàng hóa thiết yếu theo hướng đáp ứng nhu cầu đa dạng, của mọi địa bàn trong tỉnh nhằm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh. Trước mắt, chú trọng nâng cấp và xây dựng mới một số chợ ở nông thôn, miền núi, hải đảo, bảo đảm cung ứng hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm của người sản xuất. Đẩy nhanh phát triển các cụm thương mại dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ và các vùng dân cư tập trung.

Có kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện đề án phát triển hàng xuất khẩu đến 2010. Trong năm 2005, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 230 triệu USD. Duy trì và nâng cao chất lượng, số lượng các sản phẩm truyền thống của tỉnh như đồ gỗ, hàng nông sản, thủy sản, giày da, may mặc, khoáng sản, thuốc chữa bệnh... để tăng tối đa kim ngạch xuất khẩu. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ kinh phí tham dự các hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tăng cường hình thức đối thoại với các doanh nghiệp và thực hiện các biện pháp tháo gỡ các khó khăn, ách tắc trong hoạt động xuất khẩu. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và các doanh nghiệp. Chú trọng xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Tiếp tục đầu tư phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, đưa Bình Định vào khu vực du lịch trọng điểm miền Trung và cả nước. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức quảng bá, tuyên truyền, liên doanh, liên kết và nâng cao chất lượng và các loại hình dịch vụ về du lịch. Tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư và đôn đốc triển khai nhanh đầu tư xây dựng các điểm, tuyến du lịch trọng điểm theo quy hoạch. Tiếp tục có kế hoạch đầu tư tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh để phục vụ phát triển du lịch. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển du lịch giai đoạn 2001 -2005.

. Theo Báo cáo của UBND tỉnh

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cà Bưng từng bước đổi thay   (31/12/2004)
Tái diễn "cuộc chiến" mía đường  (31/12/2004)
Thị trường điện thoại di động sôi động những cuộc đua  (30/12/2004)
Vân Canh: Nước về làng xa   (30/12/2004)
Chế biến lâm sản xuất khẩu: Bước tăng trưởng mạnh mẽ  (29/12/2004)
Trước nguy cơ dịch cúm gia cầm tái phát: Thắt chặt công tác phòng chống dịch  (29/12/2004)
Chuyện làm giàu của một cựu chiến binh   (28/12/2004)
Vân Canh: Đối mặt với hạn  (28/12/2004)
Màu xanh của một trang trại   (27/12/2004)
Bình Định đăng ký tham gia CLB 1.000 tỉ là có cơ sở   (27/12/2004)
Đăng ký thương hiệu cho nem chua Chợ Huyện - đừng để mất bò mới lo làm chuồng  (26/12/2004)
Hướng đi nào cho Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh?  (24/12/2004)
Kinh tế trang trại ở Phù Cát: Phát triển rộng nhưng chưa sâu  (24/12/2004)
3 năm thực hiện chương trình ICM: Nông dân được lợi nhiều hơn  (23/12/2004)
Thị trấn Phú Phong trên đường đổi mới   (22/12/2004)