Năm mới - mục tiêu mới và giải pháp mới!
10:4', 3/1/ 2005 (GMT+7)

Làm gì và làm thế nào để thực hiện thành công các mục tiêu KT-XH năm 2005 - năm cuối thực hiện Nghị quyết XVI Đại hội Đảng bộ tỉnh, tạo thế và lực để phát huy vai trò "vùng kinh tế trọng điểm miền Trung"? Ngay từ cuối năm 2004, các sở, ngành trong tỉnh đã sớm đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của đơn vị mình… Báo Bình Định xin giới thiệu một số ý kiến.

* Ông Hoàng Văn Tuyên, Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch Bình Định: Phấn đấu đưa du lịch Bình Định vào khu vực du lịch trọng điểm miền Trung

Công trình cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội đang khẩn trương thi công để hoàn thành đúng kế hoạch

Năm 2004, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn có 275.000 lượt khách đến Bình Định, tăng 49,5% so với năm 2003… Năm 2005, ngành TM-DL Bình Định đã đề ra mục tiêu, tổng doanh thu du lịch (thuần): đạt 135 tỉ đồng; khách du lịch đến tỉnh: 425.000 lượt khách… Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, chúng tôi sẽ bổ sung quy hoạch ngành phù hợp với tình hình mới theo NQ 39 và QĐ 148; điều chỉnh, bổ sung, ban hành các cơ chế chính sách mới, khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh phát triển TM-DL. Trước mắt, năm 2005, Sở TM-DL tiếp tục phát triển thị trường nội địa, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, đưa du lịch Bình Định vào khu vực du lịch trọng điểm miền Trung và cả nước; tăng cường xúc tiến, thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các tuyến, điểm, khu du lịch; nâng cao chất lượng phục vụ và phát triển các loại hình du lịch. Ngành sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thương mại, du lịch, quản lý thị trường, bình ổn giá cả; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính; đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế.

* Ông Chu Văn Nhân, Cục trưởng Cục Hải quan Bình Định: Quyết tâm xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh toàn diện

Mục tiêu của Cục Hải quan Bình Định (HQBĐ) trong năm 2005 là hướng tới phong cách hoạt động chuyên nghiệp, minh bạch, liêm chính, có hiệu lực và hiệu quả; tham gia tích cực vào việc phát triển KT-XH trên địa bàn. Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu trên, chúng tôi đã đề ra 4 giải pháp trọng tâm, gồm: 1- Tiếp tục rà soát, củng cố bộ máy, nhân sự, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ theo 10 điều kỷ cương của Công chức HQ Việt Nam. 2- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện khai HQ điện tử và các biện pháp nghiệp vụ theo yêu cầu kế hoạch hiện đại hóa HQ; tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hoàn thành vượt chỉ tiêu thu nộp ngân sách nhà nước năm 2005 là 142,5 tỉ đồng; tham gia có kết quả việc phát triển KT-XH ở địa phương. 3- Tiếp tục triển khai thực hiện thành công phương án củng cố xây dựng Cục HQBĐ trong sạch, vững mạnh toàn diện. 4- Tích cực tham gia sửa đổi, bổ sung Luật HQ, đẩy mạnh công tác thi đua, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, phát động thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trước mắt, ngay trong quý I-2005, chúng tôi sẽ tổ chức một đợt khảo sát thực tế để báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh và Bộ Tài chính có phương án cụ thể về hoạt động HQ gắn với kế hoạch hiện đại hóa ở các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh, như: KCN Phú Tài, Long Mỹ, KKT Nhơn Hội… tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK, đầu tư; góp phần vào công cuộc phát triển KT-XH của Bình Định cũng như khu vực miền Trung.

* Bà Phan Thị Kim Cúc, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Định: Phát triển các dịch vụ, tiện ích ngân hàng hiện đại

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Bình Định đã đề ra phương hướng và những nhiệm vụ cụ thể cho năm 2005. Về nguồn vốn: thực hiện mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, gia tăng huy động vốn trung, dài hạn, phấn đấu đến cuối năm, nguồn vốn huy động tăng từ 20% đến 22%. Về đầu tư tín dụng: đa dạng hóa các hình thức cấp vốn, trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đầu tư có hiệu quả, bảo đảm an toàn về vốn, cố gắng giảm thấp rủi ro; chủ động kiểm soát tốc độ tăng tín dụng phù hợp với tốc độ gia tăng huy động vốn; cân đối nguồn vốn đầu tư theo hướng ưu tiên thích đáng cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản… và các chương trình, dự án kinh tế trọng điểm của tỉnh; nâng mức tăng trưởng tín dụng đạt từ 22% đến 24% cuối năm 2005, trong đó cho vay trung, dài hạn đạt trên 40% tổng dư nợ và cố gắng phấn đấu đưa nợ xấu giảm xuống còn 4-4,5% tổng dư nợ. Đẩy mạnh các hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng (NH) theo hướng phát triển kinh doanh và dịch vụ NH trong điều kiện mới trên cơ sở mở rộng và phát triển các dịch vụ, tiện ích NH hiện đại để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế; tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức để nâng cao trình độ quản lý, quản trị điều hành và phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, bảo đảm phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành.

Việc Bình Định được đưa vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, theo chúng tôi, đây là động lực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Khi đó, nhu cầu vốn sẽ rất lớn và nhu cầu cung ứng các dịch vụ tiện ích NH hiện đại cũng sẽ ngày càng nhiều, với chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn.

. Viết Hiền (thực hiện)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế Bình Định trong năm 2005  (02/01/2005)
Cà Bưng từng bước đổi thay   (31/12/2004)
Tái diễn "cuộc chiến" mía đường  (31/12/2004)
Thị trường điện thoại di động sôi động những cuộc đua  (30/12/2004)
Vân Canh: Nước về làng xa   (30/12/2004)
Chế biến lâm sản xuất khẩu: Bước tăng trưởng mạnh mẽ  (29/12/2004)
Trước nguy cơ dịch cúm gia cầm tái phát: Thắt chặt công tác phòng chống dịch  (29/12/2004)
Chuyện làm giàu của một cựu chiến binh   (28/12/2004)
Vân Canh: Đối mặt với hạn  (28/12/2004)
Màu xanh của một trang trại   (27/12/2004)
Bình Định đăng ký tham gia CLB 1.000 tỉ là có cơ sở   (27/12/2004)
Đăng ký thương hiệu cho nem chua Chợ Huyện - đừng để mất bò mới lo làm chuồng  (26/12/2004)
Hướng đi nào cho Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh?  (24/12/2004)
Kinh tế trang trại ở Phù Cát: Phát triển rộng nhưng chưa sâu  (24/12/2004)
3 năm thực hiện chương trình ICM: Nông dân được lợi nhiều hơn  (23/12/2004)