Loay hoay… nuôi cừu trên núi
11:1', 4/1/ 2005 (GMT+7)

Đối với Bình Định, nuôi cừu là một mô hình mới, chưa có hướng phát triển rõ ràng vì chưa xác định được thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, với hai mô hình nuôi cừu tại huyện Vĩnh Thạnh, có thể xem đây là bước đi táo bạo khi việc chăn nuôi những loại vật nuôi "truyền thống" như bò, gà đang có dấu hiệu chững lại.

* Người mở lối

Ông Nguyễn Ngọc bên 2 chú cừu

Đến thôn Định Tam, xã Vĩnh Hảo (Vĩnh Thạnh), ai cũng biết lão nông Nguyễn Ngọc, 77 tuổi, là người đi đầu trong việc phát triển con giống, vật nuôi của huyện nhà. Ông đã thành công trong việc nuôi dê và bò lai, nay ông lại mạnh dạn đầu tư vào nuôi cừu, một loại gia súc chưa có tên trong "danh sách" vật nuôi của tỉnh. Ông cho biết: "Sở dĩ tui dám nuôi cừu là vì ở đây, người Pháp đã từng nuôi loại gia súc này. Vì thế, tui biết đất này hợp với con cừu nên đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, với lại cừu cũng dễ nuôi và có khả năng kháng bệnh cao". Trước đó, ông vào tận Phan Rang (Ninh Thuận) lấy giống, mua về 6 con cừu (5 con cái, 1 con đực) với giá 4 triệu đồng/con. Nhờ có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm, sau gần 2 năm đàn cừu của ông đã gầy lên được 18 con.

Cùng chung suy nghĩ với ông Ngọc, còn có ông Nguyễn Bao ở xã Vĩnh Quang. Ông Bao cũng đầu tư mua về 9 con cừu và nay đã phát triển lên được 15 con. Bên cạnh nuôi cừu, ông Bao còn phát triển đàn dê với số lượng ngày một lớn. Hai mô hình nuôi cừu của ông Ngọc và ông Bao đã thu hút nhiều người chăn nuôi ở các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn… đến tham quan và học hỏi.

* Cần có sự tiếp sức

Tuy nhiên, tất cả mới chỉ dừng lại ở đó. Khó khăn hiện nay của 2 người "mở lối" nuôi cừu nói trên là không nắm bắt được kỹ thuật tạo giống mới nên đã để xảy ra hiện tượng đồng huyết, dẫn đến việc suy thoái giống. Bên cạnh đó, với việc tổ chức nuôi quảng canh, dựa vào kinh nghiệm từ nuôi bò, dê để nuôi cừu, thiếu khoa học nên năng suất đàn cừu của 2 ông Ngọc, Bao bị ảnh hưởng và đem lại hiệu quả không cao. Vì đây là loại gia súc mới, nên khi chúng bỏ ăn hoặc bị bệnh về đường hô hấp, thương hàn… thì 2 ông lại mày mò chữa trị theo cách như đối với bò, dê; nên đã để xảy ra trường hợp cừu bị chết bởi những chứng bệnh đơn giản trên.

Khó khăn nữa là đầu ra. Với khả năng sinh sản 1 năm đẻ 2 lứa và sinh trưởng nhanh (11 tháng trưởng thành), nhưng lượng cừu giống sau khi trưởng thành lại không tìm ra được nguồn tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh nên 2 ông Ngọc, Bao phải chở ngược cừu vào trong Ninh Thuận để bán lại, hoặc xẻ thịt bán với giá 30.000đồng/kg hơi, nhưng là gặp đâu bán đó. Còn lông cừu, vì cũng chưa tìm ra thị trường tiêu thụ nên 2 hộ nuôi cừu này chỉ biết làm vệ sinh lông rồi đem đốt hoặc làm phân bón cho cây.

Ông Thái Bình Trọng, chuyên viên kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thạnh khẳng định: "Con cừu có thể phát triển tốt trên đất Bình Định, nhưng vì loại gia súc này không nằm trong danh sách vật nuôi của chương trình khuyến nông, nên trạm chưa có kế hoạch xây dựng mô hình. Mặt khác, vì chưa tìm ra được thị trường tiêu thụ sản phẩm con giống và thịt nên chúng tôi cũng chưa dám đầu tư mạnh cho con cừu."

Trồng cây gì, nuôi con gì để làm giàu luôn là trăn trở không chỉ của người nông dân mà còn là của những người hoạch định chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Do vậy, sự táo bạo trong việc "mở lối" nuôi cừu - một loại vật nuôi mới - của 2 ông Ngọc, Bao là rất đáng ghi nhận và cần được chia sẻ, hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tìm kiếm đầu ra từ phía các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh. Bởi nếu mô hình này thành công, thì sẽ mở ra hướng phát triển mới trong chăn nuôi đối với nông dân Bình Định.

. Quốc Việt

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Năm mới - mục tiêu mới và giải pháp mới!   (03/01/2005)
Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế Bình Định trong năm 2005  (02/01/2005)
Cà Bưng từng bước đổi thay   (31/12/2004)
Tái diễn "cuộc chiến" mía đường  (31/12/2004)
Thị trường điện thoại di động sôi động những cuộc đua  (30/12/2004)
Vân Canh: Nước về làng xa   (30/12/2004)
Chế biến lâm sản xuất khẩu: Bước tăng trưởng mạnh mẽ  (29/12/2004)
Trước nguy cơ dịch cúm gia cầm tái phát: Thắt chặt công tác phòng chống dịch  (29/12/2004)
Chuyện làm giàu của một cựu chiến binh   (28/12/2004)
Vân Canh: Đối mặt với hạn  (28/12/2004)
Màu xanh của một trang trại   (27/12/2004)
Bình Định đăng ký tham gia CLB 1.000 tỉ là có cơ sở   (27/12/2004)
Đăng ký thương hiệu cho nem chua Chợ Huyện - đừng để mất bò mới lo làm chuồng  (26/12/2004)
Hướng đi nào cho Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh?  (24/12/2004)
Kinh tế trang trại ở Phù Cát: Phát triển rộng nhưng chưa sâu  (24/12/2004)