Thứ tư, ngày 2/4/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Làm gì để phục hồi nghề nuôi tôm ?
10:56', 4/1/ 2005 (GMT+7)

Nghề nuôi tôm hiện đang gặp nhiều khó khăn. Dịch bệnh tôm xảy ra thường xuyên khiến nhiều nơi, nhiều hộ nuôi tôm liên tiếp bị thất bại. Làm gì để phục hồi nghề nuôi tôm vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời.

Một góc vùng nuôi tôm Hoài Mỹ (Hoài Nhơn)

Nguyên nhân thất bại được xác định là do nuôi tôm tự phát thiếu quy hoạch hoặc quy hoạch chắp vá, điều kiện hạ tầng chưa đảm bảo, thiếu tính cộng đồng trong nuôi tôm… dẫn đến dịch bệnh lây lan không có biện pháp ngăn chặn…

Huyện Hoài Nhơn là một trong những địa phương có nhiều diện tích mặt nước nuôi tôm. Ở vụ nuôi tôm năm 2004, toàn huyện có hơn 40% diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh, số còn lại tuy không bị dịch nhưng tôm cũng phát triển chậm. Anh Trần Văn Nam, một người nuôi tôm ở Tam Quan Bắc, cho biết: "Những năm trước, thấy bà con làm tôm có hiệu quả nên tôi cũng đã mạnh dạn đầu tư nuôi gần 1 ha. Không ngờ mấy vụ liên tiếp gần đây con tôm luôn bị dịch bệnh. Gần trăm triệu đồng tiền vay mượn và tích góp được tôi đổ dồn vào nuôi tôm, đều đã đổ ra sông ra biển!". Theo UBND xã Tam Quan Bắc, vụ nuôi tôm năm 2004 vừa qua, toàn xã có đến 60/96 ha tôm nuôi bị dịch. Trung bình 1 ha tôm bị dịch người dân lỗ từ 30 - 40 triệu đồng, cá biệt có hộ lỗ đến 80 triệu đồng.

Mấy năm gần đây, hơn 300 hộ nuôi tôm ở thôn Huỳnh Giản (Phước Hòa - Tuy Phước) càng nuôi càng bị dịch bệnh, càng lỗ nặng, đến nỗi cả thôn đang phải gánh trên mình món nợ trên 20 tỉ đồng. Các vùng nuôi tôm ở Phù Cát, TP Quy Nhơn… cũng không thoát khỏi tình cảnh chung là… thua lỗ.

Năm 2004, năng suất tôm đạt thấp, bình quân 800kg/ha; tổng sản lượng 1.904 tấn, giảm 2,2%. Trong tổng số 2.305 ha diện tích nuôi tôm của năm 2004 đã có đến trên 1.000 ha bị dịch bệnh tấn công làm cho nhiều hộ nuôi bị trắng tay. Có đến 60% số hộ nuôi tôm bị lỗ vốn, nhiều hộ lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Một số địa phương trước đây kinh tế, đời sống phát triển nhờ con tôm, nhưng bây giờ phải xin cứu đói!

Ông Võ Đình Tâm, Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư tỉnh, cho biết: "Nuôi tôm theo hướng thâm canh, bán thâm canh cần trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhưng hiện nay trình độ kỹ thuật của người nuôi tôm ở Bình Định còn hạn chế, nên rất khó thành công. Tại những địa phương có phong trào nuôi tôm phát triển sớm như: Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn), Phước Hòa (Tuy Phước) dịch tôm xảy ra thường xuyên, bởi người nuôi tôm thiếu tính cộng đồng, mạnh ai nấy làm, dịch bệnh càng dễ lây lan. Trong khi đó các xã Phước Sơn (Tuy Phước); Hoài Hải, Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) tuy phong trào nuôi tôm mới phát triển, nhưngï nhờ áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật, người nuôi tôm có tính cộng đồng trách nhiệm, nên hạn chế được dịch bệnh xảy ra".

Chất lượng nguồn tôm giống hiện nay cũng là vấn đề đáng báo động. Theo Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trên địa bàn tỉnh hiện có 219 trại sản xuất tôm giống, mỗi năm sản xuất trên 600 triệu tôm post 15 (cỡ tôm có thể thả nuôi). Vì chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở không chú trọng đến chất lượng con giống, sản xuất tràn lan. Trong khi đó ngành Thủy sản quản lý, kiểm soát các cơ sở này vẫn còn rất lỏng lẻo nên tôm chất lượng kém vẫn có cơ hội lọt ra đến tận các hồ nuôi. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở hạ tầng ở các vùng nuôi tôm hiện nay còn yếu kém, chưa được đầu tư đúng mức. Hệ thống cung cấp nước ngọt cho các vùng nuôi tôm là rất cần thiết, nhưng nhiều nơi chưa có.

Bà Trần Thị Thu Hà - Giám đốc Sở Thủy sản cho rằng: "Giải pháp để hạn chế nạn dịch tôm là phải chú trọng đến việc quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tôm tập trung. Trong đầu tư cơ sở hạ tầng, phải quan tâm đến hệ thống cấp nước ngọt, nước mặn cho từng vùng nuôi. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng tôm giống trước khi thả nuôi; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi tôm, đặc biệt nâng cao ý thức cộng đồng của các hộ nuôi tôm tại các vùng nuôi".

Dường như các giải pháp này đã được nêu lên khá nhiều lần. Nhưng đến bao giờ các giải pháp này được triển khai thực hiện có hiệu quả trên thực tế thì dường như vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.

. Nguyễn Hân

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Loay hoay… nuôi cừu trên núi   (03/01/2005)
Năm mới - mục tiêu mới và giải pháp mới!   (03/01/2005)
Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế Bình Định trong năm 2005  (02/01/2005)
Cà Bưng từng bước đổi thay   (31/12/2004)
Tái diễn "cuộc chiến" mía đường  (31/12/2004)
Thị trường điện thoại di động sôi động những cuộc đua  (30/12/2004)
Vân Canh: Nước về làng xa   (30/12/2004)
Chế biến lâm sản xuất khẩu: Bước tăng trưởng mạnh mẽ  (29/12/2004)
Trước nguy cơ dịch cúm gia cầm tái phát: Thắt chặt công tác phòng chống dịch  (29/12/2004)
Chuyện làm giàu của một cựu chiến binh   (28/12/2004)
Vân Canh: Đối mặt với hạn  (28/12/2004)
Màu xanh của một trang trại   (27/12/2004)
Bình Định đăng ký tham gia CLB 1.000 tỉ là có cơ sở   (27/12/2004)
Đăng ký thương hiệu cho nem chua Chợ Huyện - đừng để mất bò mới lo làm chuồng  (26/12/2004)
Hướng đi nào cho Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh?  (24/12/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn