"Xông" nhà tỉ phú ngư dân
12:0', 9/1/ 2005 (GMT+7)

Tôi để ý đến ông vì ông là người duy nhất ở Bình Định được chọn báo cáo điển hình trong số 28 cá nhân và tập thể điển hình tại Hội nghị các điển hình tiên tiến trong khai thác hải sản toàn quốc (Bộ Thủy sản tổ chức tại TP Quy Nhơn, cuối năm 2004). Ngỡ ngàng xen lẫn với nể phục, những ngày đầu năm mới 2005 này tôi quyết định tìm đến nhà ông.

          Chuẩn bị ra khơi

Tên ông là Nguyễn Thành Trung - một ngư dân ở phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn). Nối nghiệp nghề đi biển của cha mẹ để lại, sức khỏe và kinh nghiệm truyền thống có thừa nhưng cái nghèo vẫn cứ bám theo ông đeo đẳng, nhất là những khi trái gió trở trời, biển động. "Thậm chí cho đến khi được Nhà nước cho vay vốn ưu đãi đóng được tàu mới có công suất lớn đủ để vươn khơi xa dài ngày, nhưng cuộc sống của gia đình tui cũng không khá lên được mấy. Mà đâu chỉ có riêng gia đình tui" - ông Trung tâm sự - "Sau nhiều lần thất bại, tui mới nghiệm ra một trong những nguyên nhân chính là thiếu đi một sức mạnh tập thể, khi hành nghề mạnh ai nấy làm, rồi vào bờ mạnh ai nấy bán, tư thương tha hồ ép cấp ép giá".

Làm ăn riêng lẻ là thua thiệt, phải liên kết lại để tổ chức sản xuất, có lợi nhuận cùng chia - nghe ông phân tích diễn giải, 2 chủ hộ gia đình có tàu đánh cá mới sáng ra. Từ đó mỗi lần ra khơi bám ngư trường, người ta lại thấy tàu cá của 3 hộ gia đình họ ở bên nhau, phân công nhau trực máy thông tin liên lạc, đi dò tìm luồng cá, khi phát hiện thì lập tức thông báo cho nhau để cùng đánh bắt. Những hôm sản lượng ít, thì 3 chiếc dồn lại cho 1 chiếc chở vào bờ tiêu thụ và lấy thêm nhiên liệu, lương thực; 2 chiếc còn lại tiếp tục bám trụ đánh bắt. Nhờ đó mà trong sản xuất, đội tàu của ông vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất, vừa đỡ tốn thời gian đi lại. Nhưng hiệu quả sau mỗi chuyến đi tăng lên còn là nhờ vào sự tìm tòi học hỏi, những khám phá sáng tạo, ứng dụng KHKT vào sản xuất của ông.

Từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch, đội tàu của ông đánh bắt ở ngư trường Đông Tây Nam bộ; từ tháng 5 đến tháng 6 ở ngư trường miền Trung; từ tháng 7 đến tháng 11 ở ngư trường Vịnh Bắc bộ. Mỗi ngư trường có điều kiện địa lý tự nhiên khác nhau, muốn khai thác có hiệu quả cần phải cải tiến lại ngư lưới cụ phù hợp. Khâu thả lưới, kỹ thuật dò tìm ngư trường phát hiện đàn cá - ông bảo "Cũng phải hết sức chăm chút và kỳ công mới mong đạt được hiệu quả". Theo đó từ năm 1998 đến nay, 3 tàu lưới vây rút chì do ông phụ trách đã không ngừng ăn nên làm ra. Tổng sản lượng khai thác 2.650 tấn/ tổng doanh thu 12,5 tỉ, đồng, đóng góp cho ngân sách nhà nước 120 triệu đồng; lợi nhuận sau khi trừ chi phí lên tới 2,4 tỉ đồng. Điều có ý nghĩa hơn, ông đã góp phần tạo việc làm cho 45 lao động có mức thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/ tháng.

Thành công là vậy, nhưng trò chuyện cùng chúng tôi, ông Trung vẫn nặng trĩu nỗi ưu tư: Giá cả sản phẩm làm ra không ổn định; thị trường tiêu thụ vẫn còn bị tư thương lấn lướt đủ bề; mức thuế nghề cá còn cao... Và đó cũng nỗi trăn trở của nhiều ngư dân khác trong tỉnh.

. Hưng Thịnh

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Kiến trúc Quy Nhơn: Nhìn qua những công trình   (07/01/2005)
Loại bỏ xe ô tô quá "đát": Hoạt động vận tải ở Bình Định vẫn ổn định  (07/01/2005)
Nông dân Vân Canh lạt lòng với cây mía  (06/01/2005)
Thực hiện chương trình XĐGN ở các xã ĐBKK: Những kết quả khả quan  (06/01/2005)
Công nghiệp Bình Định: Với mục tiêu tăng trưởng 23%  (05/01/2005)
Hoạt động xuất khẩu: Còn nhiều thách thức   (04/01/2005)
Làm gì để phục hồi nghề nuôi tôm ?  (04/01/2005)
Loay hoay… nuôi cừu trên núi   (04/01/2005)
Năm mới - mục tiêu mới và giải pháp mới!   (03/01/2005)
Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế Bình Định trong năm 2005  (02/01/2005)
Cà Bưng từng bước đổi thay   (31/12/2004)
Tái diễn "cuộc chiến" mía đường  (31/12/2004)
Thị trường điện thoại di động sôi động những cuộc đua  (30/12/2004)
Vân Canh: Nước về làng xa   (30/12/2004)
Chế biến lâm sản xuất khẩu: Bước tăng trưởng mạnh mẽ  (29/12/2004)