Thứ bảy, ngày 29/3/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Vĩnh Bình hôm nay
14:56', 11/1/ 2005 (GMT+7)

Về Vĩnh Bình - xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh hôm nay, chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay trong cuộc sống của bà con. Khác với Vĩnh Bình của mươi năm về trước, những vùng đồi hoang hóa, những thửa đất bạc màu với đôi ba vạt mì lưa thưa nghèo khó. Vĩnh Bình trước mắt chúng tôi hôm nay là ngút ngàn màu xanh của sự trù phú.

Thu hoạch mía ở Vĩnh Bình (ảnh: T.Sỹ)

Thôn Vĩnh Bình có 136 hộ với hơn 630 nhân khẩu. Đời sống của bà con chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) nguồn thu nhập chính là cây mía và hoa màu phụ. Cuộc sống ở Vĩnh Bình chỉ thực sự đổi thay từ khi Nhà nước đầu tư mở mang tuyến đường phía đông sông Kôn từ Vĩnh Thịnh đi Tây Sơn. Trước đây, sản xuất của bà con hầu như chỉ tự cấp tự túc, nông sản hàng hóa nhiều nhưng chẳng biết bán cho ai. Đường đến chợ thì xa, thương lái vào mua thì người dân phải chịu bị ép giá. Giờ đây, ngoài các loại cây trồng truyền thống như lúa, đậu đỗ các loại, mía cao sản đã được trồng với diện tích lớn. Hiện nay ở Vĩnh Bình 100% số hộ đều trồng mía, hộ trồng ít nhất cũng được 1ha. Đến mùa thu hoạch, mía được chở thẳng từ ruộng đến Nhà máy chế biến đường mà không còn phải qua khâu trung chuyển vất vả, tốn kém như trước.

Một điều đáng phấn khởi là hiện nay bà con nông dân ở đây đã biết đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Với sự quan tâm của ngành nông nghiệp huyện và các tổ chức khuyến nông, các hội đoàn thể như Thanh niên, Nông dân, Phụ nữ, bà con nông dân được tham gia nhiều chương trình tập huấn chuyển giao kỹ thuật, xây dựng một số mô hình sản xuất với các giống cây trồng mới. Nhờ đó, các giống lúa mới đã được bà con đưa vào canh tác ngày một nhiều. Riêng với cây mía, trong gần 100 ha, đã có hơn 95ha được trồng bằng giống cao sản, năng suất cao hơn. Nếu như cách đây chừng 5 năm, năng suất mía ở Vĩnh Bình chỉ đạt từ 25 đến 30 tấn/ha thì hiện nay con số này đã xấp xỉ 60 tấn.

Hiện nay ở Vĩnh Bình, cây điều cũng đã được bà con đưa vào trồng khá phổ biến. Ngoài 10ha do một số hộ trồng trước đây đã cho thu hoạch, hiện nay đã có gần 100% số hộ trong thôn trồng điều, mỗi hộ trồng được từ 500 đến 1.000 gốc. Những vùng đất trước đây chỉ độc canh cây mì thì giờ đã được phủ kín cây điều, loại cây trồng có khả năng làm giàu. Một thế mạnh nữa ở Vĩnh Bình là lĩnh vực chăn nuôi cũng khá phát triển. Chỉ tính riêng đàn bò cả thôn cũng có gần một nghìn con, trong đó tỷ lệ bò lai chiếm hơn 70%. Nhiều hộ chăn nuôi ở Vĩnh Bình đã đầu tư trồng cỏ để nuôi bò theo quy trình thâm canh.

Có thể nói rằng, cuộc sống của người dân ở Vĩnh Bình hôm nay đã có nhiều khởi sắc, số hộ có đời sống khá chiếm hơn 50%, cả thôn không còn hộ đói, những hộ nghèo đã có thêm điều kiện làm ăn để vươn lên thoát nghèo.

Nhưng nói như thế không có nghĩa là Vĩnh Bình hôm nay đã hết những khó khăn. Điều người dân ở đây mong muốn nhất là có được hệ thống kênh mương thủy lợi để làm lúa nước và canh tác hoa màu. Có nguồn nước tưới ổn định, bà con sẽ thêm yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Điều đáng mừng là trong hơn mười năm qua, người dân ở đây không còn phá rừng làm rẫy, hơn 95% số hộ đã nhận khoán bảo vệ rừng trồng cho Lâm trường Sông Kôn. Vừa giữ rừng, vừa mở mang sản xuất, Vĩnh Bình đang trở thành một vùng quê trù phú.

. Xuân Dũng

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thuốc trừ cỏ hại chết... lúa  (11/01/2005)
Quên đi quá khứ, chăm lo làm giàu   (10/01/2005)
Làm giàu từ nghề cung ứng cây giống   (09/01/2005)
"Xông" nhà tỉ phú ngư dân   (09/01/2005)
Kiến trúc Quy Nhơn: Nhìn qua những công trình   (07/01/2005)
Loại bỏ xe ô tô quá "đát": Hoạt động vận tải ở Bình Định vẫn ổn định  (07/01/2005)
Nông dân Vân Canh lạt lòng với cây mía  (06/01/2005)
Thực hiện chương trình XĐGN ở các xã ĐBKK: Những kết quả khả quan  (06/01/2005)
Công nghiệp Bình Định: Với mục tiêu tăng trưởng 23%  (05/01/2005)
Hoạt động xuất khẩu: Còn nhiều thách thức   (04/01/2005)
Làm gì để phục hồi nghề nuôi tôm ?  (04/01/2005)
Loay hoay… nuôi cừu trên núi   (04/01/2005)
Năm mới - mục tiêu mới và giải pháp mới!   (03/01/2005)
Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế Bình Định trong năm 2005  (02/01/2005)
Cà Bưng từng bước đổi thay   (31/12/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn