Du lịch Bình Định đã khởi sắc
16:52', 12/1/ 2005 (GMT+7)

Năm 2004, có khoảng 275.000 khách du lịch đến Bình Định, tăng 49,5% so với năm 2003, trong đó có khoảng 25.000 khách du lịch quốc tế.

Theo Sở Thương mại-Du lịch Bình Định, tổng doanh thu từ du lịch ước tính đạt 75 tỉ đồng, tăng 25% so với năm 2003; công suất sử dụng buồng phòng đạt 73%.

Khách du lịch quốc tế đến thăm chùa Thập Tháp (An Nhơn)

Bình Định có thêm một số khách sạn mới, quy mô hiện đại như Cosevco, Resort Hoàng Anh Quy Nhơn, Thủy Thủ…. Tính đến nay, tổng số phòng của các khách sạn trong toàn tỉnh là khoảng 880 phòng, trong đó số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế là 590 phòng.

Trong qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, Bình Ðịnh được xác định là một mắt xích trong hệ thống các tuyến điểm du lịch Quốc gia.

Với vị trí địa lý nằm cách thủ đô Hà Nội 1.065km, cách TP Hồ Chí Minh 680km, Bình Định là một tâm điểm nối các vùng du lịch Nha Trang, Plei-ku, Hội An, Ðà Nẵng, Huế... đồng thời cũng là điểm nút giao thông nối Quốc lộ 19 với đường mòn Hồ Chí Minh và ngã ba biên giới 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Điều này đã tạo điều kiện cho tỉnh lợi thế phát triển du lịch biển gắn với du lịch núi và cao nguyên, phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế.

Bình Ðịnh hiện vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hóa Chăm độc đáo và phong phú, đặc biệt là thành Ðồ Bàn và hệ thống các tháp Chàm. Bình Ðịnh còn là nơi xuất phát và là thủ phủ của phong trào nông dân thế kỷ 18 với tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ-Quang Trung; là quê hương và nơi nuôi dưỡng tài năng của các danh nhân như nhà viết kịch Ðào Tấn, và các nhà thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…

Bình Ðịnh có bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh như Ghềnh Ráng, Bán đảo Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu, Tam Quan, Ðảo Yến, Quy Hòa, Bãi Dài…. Có suối nước nóng Hội Vân thuộc huyện Phù Cát và nhiều sản vật nổi tiếng như tơ lụa, yến sào, tôm cá, gỗ quý, hàng thủ công mỹ nghệ. Nơi đây còn là cái nôi của nghệ thuật tuồng, dân ca bài chòi, của điệu múa trống trận Quang Trung độc đáo và môn phái võ Tây Sơn, thể hiện tính cách và sức sống mãnh liệt của người dân vùng đất này.

Đến với vùng đất này, du khách còn được đi thăm các làng nghề làm nón, rèn, đúc thủ công tại các huyện An Nhơn và Phù Cát; tham gia các lễ hội truyền thống như lễ cúng Cá Ông (Cá Voi), lễ hội Tây Sơn tưởng nhớ người anh hùng áo vải Quang Trung và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (năm 1789), đánh thắng 29 vạn quân Thanh.

. Theo TTXVN

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Vĩnh Bình hôm nay  (11/01/2005)
Thuốc trừ cỏ hại chết... lúa  (11/01/2005)
Quên đi quá khứ, chăm lo làm giàu   (10/01/2005)
Làm giàu từ nghề cung ứng cây giống   (09/01/2005)
"Xông" nhà tỉ phú ngư dân   (09/01/2005)
Kiến trúc Quy Nhơn: Nhìn qua những công trình   (07/01/2005)
Loại bỏ xe ô tô quá "đát": Hoạt động vận tải ở Bình Định vẫn ổn định  (07/01/2005)
Nông dân Vân Canh lạt lòng với cây mía  (06/01/2005)
Thực hiện chương trình XĐGN ở các xã ĐBKK: Những kết quả khả quan  (06/01/2005)
Công nghiệp Bình Định: Với mục tiêu tăng trưởng 23%  (05/01/2005)
Hoạt động xuất khẩu: Còn nhiều thách thức   (04/01/2005)
Làm gì để phục hồi nghề nuôi tôm ?  (04/01/2005)
Loay hoay… nuôi cừu trên núi   (04/01/2005)
Năm mới - mục tiêu mới và giải pháp mới!   (03/01/2005)
Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế Bình Định trong năm 2005  (02/01/2005)