Hồn gỗ

Xưa kia, bên cạnh cây tre, gỗ là vật liệu thuộc loại gần gũi nhất với đời sống của người Việt ta. Tre làm nhà, làm giường, làm đòn gánh, thúng mủng, nong nia, làm cối xay. Tre hiện diện khắp trong sinh hoạt lẫn sản xuất, và nói chung có phần "bình dân" hơn gỗ. Khi làm ăn khá giả, dân ta nghĩ ngay đến việc làm nhà khung gỗ, vách gỗ. Nếu không quá khó, dân ta đều cố đóng bàn gỗ, tủ gỗ, giường gỗ, tràng kỷ gỗ, phản gỗ. Có lẽ chẳng riêng nước ta, ở những xứ có điều kiện kinh tế- xã hội và tự nhiên tương tự như ta thì gỗ vẫn là vật liệu chính yếu dùng cho xây dựng và sinh hoạt. Cái khác là ở chỗ cách thức, nghệ thuật dùng gỗ.

Người Việt bây giờ vẫn dùng gỗ làm cột, kèo, xuyên, trính, đòn tay để làm nhà, song lại theo lối "ngang ngay sổ thẳng". Còn khung gỗ của người Việt xưa có khác. Xuyên, trính, vi kèo, rường cột hay nói vắn tắt là cả khung nhà gỗ, đều được đẽo gọt, tiện khắc các hình ảnh, hoa văn cực kỳ tinh xảo và chính xác, và tất nhiên rất kỳ công. Người ta chẳng tìm đâu ra khe hở trong các mối ráp nối. Sự giằng, chống, che, dỡ dường như nhẹ hẫng và luôn cuốn hút đôi mắt con người. Người Việt ta xưa đã hoàn toàn ý thức rằng cái chỗ để chui ra chui vào không nên chỉ có tác dụng che mưa nắng, mà còn phải đẹp. bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã tạo cho rường cột gỡ tựa như có hồn.

Người Việt ngày nay không phải không có ý thức làm nhà cho đẹp, nhưng khi làm nhà bằng sườn gỗ, chỉ dùng gỗ thường và chỉ chú trọng đến tính chịu lực của nó. Có lẽ gỗ đã quá hiếm, quá đắt, vả lại không còn thợ làm nhà gỗ theo kiểu xưa và khi có tiền, tốt nhất là làm nhà "đúc". Bởi vậy mà khi ta muốn thưởng thức kết cấu nhà gỗ của người Việt, chỉ có cách là tìm xem những ngôi nhà xưa còn sót lại. Hồn nghệ thuật điêu khắc gỗ, hồn thời gian còn quện trong đó. Bên cạnh các dáng nét mà con người tạo tác. Gỗ vốn đã tạo cho thân mình đường vân sắc nước luôn hấp dẫn con người.

Gỗ theo con người về với cát bụi bằng những chiếc quan tài, nhưng cơ bản gỗ vẫn gắn nhiều với sự sống. Bên cạnh gỗ để làm khung nhà, vách nhà, người Việt xưa nay dùng gỗ để làm các vật dụng trong nhà, và dĩ nhiên cũng không quên thổi cho gỗ cái hồn của nghệ thuật chạm khắc, dù giản đơn hay phức tạp. Giản đơn thì như chiếc phản gỗ. Xưa ở quê tôi, hầu như ở nhà nào ít nhất cũng có một bộ phản gỗ lim lên nước đen bóng. Ngoài bộ "ngựa" có chân tiện đẽo chút ít, thì phản đơn giản chỉ là những tấm gỗ ghép nối. Phản để ngủ, mua hè mát mẻ, mùa đông lại ấm áp. Ngày giỗ tết, phản còn dùng để dọn ăn, uống nước trà. Người ta cũng thường ngồi châu tuần quanh phản để đánh bài. Cổ truyền mà vẫn hiện đại, lại gợi cảm giác gần gũi, cho nên nhiều người ở các ngôi nhà sang trọng ngày nay vẫn thích dùng phản. Chỉ có điều, phản cũng không rẻ. Bện cạnh phản, hiển nhiên có giường gỗ, bộ bàn ghế gỗ, tràng kỷ, tủ gỗ. Xưa các đồ dùng như khay, sập gụ, hoành phi, câu đối … người ta dùng gỗ làm nền, trên nền gỗ có cẩn xà cừ với những hình lấp lánh, đường nét rất đẹp mắt. Ngày nay, ở các trung tâm kinh tế - văn hóa Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ ta vẫn còn thấy cách chạm khắc gỗ theo lối cổ truyền này.

Xưa ở Trung bộ, hẳn nhiên kinh đô Huế có nhiều nghệ nhân giỏi, nhưng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh vẫn có những ê kíp thợ xuất sắc. Tiến sĩ Tạ Tương làm Ðốc học Bình Ðịnh hồi cuối thế kỷ 19, sau chuyển đi nơi khác. Một ê-kíp thợ gỗ Bình Ðịnh đã kéo ra làng Chánh Lộ (TX Quảng Ngãi ngày nay) đóng cho ông chiếc tủ thờ và bộ tràng kỷ mà ngày nay ai nhìn thấy cũng phải trầm trồ thán phục vì sự kỳ công và tài hoa. Các nếp nhà điều khắc gỗ điêu luyện hiện còn trong vùng đều có dấu ấn bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại chỗ. Tôi từng thấy cặp đèn tiện khắc gỗ tại chùa Viên Giác (tức chùa Thinh Thinh, thuộc xã Bình Tân, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) do thợ Huế thực hiện một cách tuyệt vời với nhiều chi tiết điêu khắc phức tạp. Hẳn nhiên, thuở xưa nguồn gỗ quý không quá khó, nhưng con người ta phải mất nhiều công sức, tiền của để tạo tác các tác phẩm điêu khắc gỗ, nên chúng ta chỉ có thể tìm xem những tác phẩm này ở nhà các quan lại hay những người giàu có.

Gỗ sang trọng, gần gũi, hầu như không có loại vật liệu nhân tạo nào có thể so sánh được, nên ngày nay người Việt ta lại tiếp tục sắm sanh đồ gỗ. Hệ quả tất yếu là thúc đẩy nhanh hơn việc phá rừng, nhưng chưa chắc đã đẹp và sang. Nhiều người chúng ta từng thấy nhiều đồ gỗ được tạo tác bởi các nghệ nhân Hà Nội và đồng bằng Bắc bộ, các nghệ nhân ở TP Hồ Chí Minh và một số nơi khác với nét đẹp cổ truyền được kế thừa và phối hợp nhuần nhuỵ với nét đẹp hiện đại. Nhưng ở rất nhiều nơi khác cái cổ đã thất truyền mà cái mới lại chưa tới. Ráng lắm, ta cũng chỉ thu lại được cái không đẹp, phí cả tiền, cả gỗ!

Ðã qua cái thời mà người Việt ta có thể dùng gỗ "vô tư" rồi. Ngày nay, gỗ quý như trắc ta chỉ có thể tìm mua từng mẩu, từng miếng. Có gỗ quý, có cả thợ hay mới tạo được cái hồn cho gỗ. Bởi vậy, ta chỉ nên dùng đồ gỗ khi biết chắc rằng sự dùng ấy thật đáng giá, thật có hồn.

H ỒN GỖ

Xưa kia, bên cạnh cây tre, gỗ là vật liệu thuộc loại gần gũi nhất với đời sống của người Việt ta. Tre làm nhà, làm giường, làm đòn gánh, thúng mủng, nong nia, làm cối xay. Tre hiện diện khắp trong sinh hoạt lẫn sản xuất, và nói chung có phần "bình dân" hơn gỗ. Khi làm ăn khá giả, dân ta nghĩ ngay đến việc làm nhà khung gỗ, vách gỗ. Nếu không quá khó, dân ta đều cố đóng bàn gỗ, tủ gỗ, giường gỗ, tràng kỷ gỗ, phản gỗ. Có lẽ chẳng riêng nước ta, ở những xứ có điều kiện kinh tế- xã hội và tự nhiên tương tự như ta thì gỗ vẫn là vật liệu chính yếu dùng cho xây dựng và sinh hoạt. Cái khác là ở chỗ cách thức, nghệ thuật dùng gỗ.

Người Việt bây giờ vẫn dùng gỗ làm cột, kèo, xuyên, trính, đòn tay để làm nhà, song lại theo lối "ngang ngay sổ thẳng". Còn khung gỗ của người Việt xưa có khác. Xuyên, trính, vi kèo, rường cột hay nói vắn tắt là cả khung nhà gỗ, đều được đẽo gọt, tiện khắc các hình ảnh, hoa văn cực kỳ tinh xảo và chính xác, và tất nhiên rất kỳ công. Người ta chẳng tìm đâu ra khe hở trong các mối ráp nối. Sự giằng, chống, che, dỡ dường như nhẹ hẫng và luôn cuốn hút đôi mắt con người. Người Việt ta xưa đã hoàn toàn ý thức rằng cái chỗ để chui ra chui vào không nên chỉ có tác dụng che mưa nắng, mà còn phải đẹp. bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã tạo cho rường cột gỡ tựa như có hồn.

Người Việt ngày nay không phải không có ý thức làm nhà cho đẹp, nhưng khi làm nhà bằng sườn gỗ, chỉ dùng gỗ thường và chỉ chú trọng đến tính chịu lực của nó. Có lẽ gỗ đã quá hiếm, quá đắt, vả lại không còn thợ làm nhà gỗ theo kiểu xưa và khi có tiền, tốt nhất là làm nhà "đúc". Bởi vậy mà khi ta muốn thưởng thức kết cấu nhà gỗ của người Việt, chỉ có cách là tìm xem những ngôi nhà xưa còn sót lại. Hồn nghệ thuật điêu khắc gỗ, hồn thời gian còn quện trong đó. Bên cạnh các dáng nét mà con người tạo tác. Gỗ vốn đã tạo cho thân mình đường vân sắc nước luôn hấp dẫn con người.

Gỗ theo con người về với cát bụi bằng những chiếc quan tài, nhưng cơ bản gỗ vẫn gắn nhiều với sự sống. Bên cạnh gỗ để làm khung nhà, vách nhà, người Việt xưa nay dùng gỗ để làm các vật dụng trong nhà, và dĩ nhiên cũng không quên thổi cho gỗ cái hồn của nghệ thuật chạm khắc, dù giản đơn hay phức tạp. Giản đơn thì như chiếc phản gỗ. Xưa ở quê tôi, hầu như ở nhà nào ít nhất cũng có một bộ phản gỗ lim lên nước đen bóng. Ngoài bộ "ngựa" có chân tiện đẽo chút ít, thì phản đơn giản chỉ là những tấm gỗ ghép nối. Phản để ngủ, mua hè mát mẻ, mùa đông lại ấm áp. Ngày giỗ tết, phản còn dùng để dọn ăn, uống nước trà. Người ta cũng thường ngồi châu tuần quanh phản để đánh bài. Cổ truyền mà vẫn hiện đại, lại gợi cảm giác gần gũi, cho nên nhiều người ở các ngôi nhà sang trọng ngày nay vẫn thích dùng phản. Chỉ có điều, phản cũng không rẻ. Bện cạnh phản, hiển nhiên có giường gỗ, bộ bàn ghế gỗ, tràng kỷ, tủ gỗ. Xưa các đồ dùng như khay, sập gụ, hoành phi, câu đối … người ta dùng gỗ làm nền, trên nền gỗ có cẩn xà cừ với những hình lấp lánh, đường nét rất đẹp mắt. Ngày nay, ở các trung tâm kinh tế - văn hóa Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ ta vẫn còn thấy cách chạm khắc gỗ theo lối cổ truyền này.

Xưa ở Trung bộ, hẳn nhiên kinh đô Huế có nhiều nghệ nhân giỏi, nhưng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh vẫn có những ê kíp thợ xuất sắc. Tiến sĩ Tạ Tương làm Ðốc học Bình Ðịnh hồi cuối thế kỷ 19, sau chuyển đi nơi khác. Một ê-kíp thợ gỗ Bình Ðịnh đã kéo ra làng Chánh Lộ (TX Quảng Ngãi ngày nay) đóng cho ông chiếc tủ thờ và bộ tràng kỷ mà ngày nay ai nhìn thấy cũng phải trầm trồ thán phục vì sự kỳ công và tài hoa. Các nếp nhà điều khắc gỗ điêu luyện hiện còn trong vùng đều có dấu ấn bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại chỗ. Tôi từng thấy cặp đèn tiện khắc gỗ tại chùa Viên Giác (tức chùa Thinh Thinh, thuộc xã Bình Tân, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) do thợ Huế thực hiện một cách tuyệt vời với nhiều chi tiết điêu khắc phức tạp. Hẳn nhiên, thuở xưa nguồn gỗ quý không quá khó, nhưng con người ta phải mất nhiều công sức, tiền của để tạo tác các tác phẩm điêu khắc gỗ, nên chúng ta chỉ có thể tìm xem những tác phẩm này ở nhà các quan lại hay những người giàu có.

Gỗ sang trọng, gần gũi, hầu như không có loại vật liệu nhân tạo nào có thể so sánh được, nên ngày nay người Việt ta lại tiếp tục sắm sanh đồ gỗ. Hệ quả tất yếu là thúc đẩy nhanh hơn việc phá rừng, nhưng chưa chắc đã đẹp và sang. Nhiều người chúng ta từng thấy nhiều đồ gỗ được tạo tác bởi các nghệ nhân Hà Nội và đồng bằng Bắc bộ, các nghệ nhân ở TP Hồ Chí Minh và một số nơi khác với nét đẹp cổ truyền được kế thừa và phối hợp nhuần nhuỵ với nét đẹp hiện đại. Nhưng ở rất nhiều nơi khác cái cổ đã thất truyền mà cái mới lại chưa tới. Ráng lắm, ta cũng chỉ thu lại được cái không đẹp, phí cả tiền, cả gỗ!

Ðã qua cái thời mà người Việt ta có thể dùng gỗ "vô tư" rồi. Ngày nay, gỗ quý như trắc ta chỉ có thể tìm mua từng mẩu, từng miếng. Có gỗ quý, có cả thợ hay mới tạo được cái hồn cho gỗ. Bởi vậy, ta chỉ nên dùng đồ gỗ khi biết chắc rằng sự dùng ấy thật đáng giá, thật có hồn.

Cao Chư

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Kết thúc cuộc thi ảnh nghệ thuật Bình Định quí III-2002  (28/02/2003)