Nguyễn Văn Cường - cầu thủ già nhất V-League

Sinh năm 1967, hiện đã làm HLV thủ môn cho đội trẻ Bình Định, nhưng Nguyễn Văn Cường vẫn muốn được "bay lượn" trong khung gỗ tại giải Vô địch quốc gia 2003 (V-League). Anh đã có tên trong danh sách thi đấu của đội Bình Định ở mùa giải mới.

Nhắc đến lão tướng Nguyễn Văn Cường, những người hâm mộ bóng đá Việt Nam chắc không ai có thể quên được những đóng góp của anh trong hai trận tử chiến trước Indonesia và Myanmar tại SEA Games 18 để đem về chiếc HC bạc đầu tiên kể từ khi bóng đá Việt Nam hội nhập trở lại với đấu trường thể thao khu vực.

Đến với bóng đá chuyên nghiệp từ một cuộc chơi phong trào
Lúc 17 tuổi, dù gặp thời buổi khó khăn nhưng Cường vẫn cứ to khỏe với biệt danh Cường "xà lan" ở trường Trưng Vương. Anh cũng nổi danh lỳ đòn với những cú bay người bắt bóng như chim. Trước đó, do quá đam mê, nhóc Cường thường cùng bọn trẻ trong xóm đá với quả bóng làm bằng giẻ. Vậy mà hăng lắm, dù cuối cùng có thắng thì cũng chỉ được cõng đi 2 vòng quanh sân.

Sau khi học hết lớp 12, Cường xin vào làm công an, bắt gôn cho giải bóng đá phong trào của ngành. Năm 1983 anh được "xếp" Chín Hùng phát hiện và "bắt" về tuyển. Năm 1989 chia tỉnh, đội Công an Nghĩa Bình giải thể, Văn Cường cùng 4 anh em khác được chọn theo đội Bình Định luôn cho đến tận bây giờ.

Nhắc lại chuyện cũ, Cường cười hiền: "Mê mẩn quá cũng có, nhưng nói cho ngay, cái nghiệp thủ môn nó chọn tôi chứ không bây giờ đã là anh công an thực thụ rồi..."

Chuyện đời - chuyện nghề
Nhiều người đồn rằng Cường trúng đậm sau SEA Games 18 với vài trăm triệu đồng. Nhưng vợ anh theo dõi thấy người hâm mộ tặng hơn trăm triệu nhưng tiền đến tay anh chỉ... 70 triệu. Vì thế nhiều lúc, mọi người đi chợ Quân Trấn ở Quy Nhơn vẫn thường thấy Quả bóng bạc Việt Nam 1995 cùng vợ nhận giữ xe cho khách với giá siêu rẻ: xe đạp 200 đồng và xe máy 500 đồng để kiếm sống.

Chưa khỏi chấn thương ở SEA Games 18, trận gặp Juventus trên sân Hà Nội năm 1996, trong pha đấu tay đôi, Cường đã bị tiền đạo Vialli đạp trúng bụng, phải vào viện tự chạy chữa tốn khối tiền. Còn ở thì đành trú tạm dưới gầm khán đài nóng như cái lò ở SVĐ Quy Nhơn. 

Thủ môn ở đâu cũng vậy, không bao giờ dám đổi áo. Nhưng ở SEA Games 18, Văn Cường chơi xuất thần, thủ môn Thái Lan nằn nì mãi, Cường đành tặng. Còn đôi găng anh cũng tặng nốt cho thủ môn Tiến Anh của Thể Công để lấy hên.

Mùa giải trước, Cường vừa làm trợ lý huấn luyện đội hình 2, vừa kiêm luôn thủ môn và tiền đạo. Trận cuối ở giải đội hình 2 mùa trước gặp Hải Phòng tại quê nhà, khán giả cứ réo tên Cường. Bất đắc dĩ anh phải ra sân đá tiền đạo. Mấy cầu thủ trẻ cứ bảo "bác" Cường già vậy rồi mà còn sung lắm.

Cường không nhớ đã bao nhiêu lần ẵm danh hiệu "Thủ môn xuất sắc", nhưng anh nhớ rất rõ, chưa đưa tiền thưởng cho vợ bao giờ. Có lần được thưởng 3 triệu, nhưng khi dẫn anh em đi ăn khao lại hết tới... 4 triệu. Lỗ to, nhưng tính Cường là thế.

(Theo Thể Thao Ngày nay)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cuộc đối đầu của các cầu thủ Thái Lan trên Đất võ   (21/02/2003)
Nghe tiếng đàn của Richard Clayderman  (21/02/2003)
“Tân binh” Isawa chơi nổi bật  (28/02/2003)
Bình Định cố thủ hòa với Đà Nẵng  (28/02/2003)
Chọi gà, một thú chơi công phu  (28/02/2003)
Huỳnh Đức - Minh Quang ai đoạt Quả bóng Vàng?  (28/02/2003)
Bài dự thi “Tình yêu và Sự nghiệp”  (28/02/2003)
Bản hùng ca vang dội mọi thời  (28/02/2003)
Ai về Bình Định  (28/02/2003)
Hãy cứu lấy những ngôi nhà lá mái  (28/02/2003)
Buồn vui cùng thể thao Bình Định năm 2002  (28/02/2003)
Thời gian và cảm xúc mùa   (28/02/2003)
Đôi nét về bốn gương mặt thơ nữ Bình Định  (28/02/2003)
Khói hương vẫn bay trên mộ Hàn Mạc Tử  (28/02/2003)
Trận đấu giữa Đội tuyển bóng đá U23 quốc gia -Bình Định: Cả hai đội vẫn còn khá nhiều việc để làm  (28/02/2003)