Yanni và những giấc mơ châu Á

Trong lĩnh vực hoà tấu bán cổ điển (cũng có quan điểm đề nghị thay vì sử dụng khái niệm semi classical bằng neo classical), Yanni thuộc nhóm nhạc sĩ kiên trì với con đường sử dụng các nhạc cụ điện tử, kỹ thuật thể hiện hiện đại để vươn tới sự tinh tế mà nhiều người cho rằng chỉ có âm nhạc hàn lâm (academy music) mới đạt được.

Không như nhiều nghệ sĩ hoà tấu khác (tiêu biểu là Paul Mauriat, R. Cleyderman…) Yanni hoàn toàn không chơi lại (cover) các sáng tác có sẵn hoặc phổ lại một phần các tác phẩm cổ điển (quen được gọi là pop hoá nhạc cổ điển). Anh tự sáng tác, chơi gần như tất cả các nhạc cụ và lo luôn phần kỹ thuật sản xuất. VCD Live at the Acropolis - 1993 hết sức quen thuộc với người hâm mộ Việt Nam là một ví dụ điển hình. Âm thanh, tiết điệu mà nhạc của Yanni mang lại thường tạo được cảm giác hoành tráng, dữ dội nhưng vẫn hết sức lôi cuốn nhờ sự duyên dáng (Santorini, Until the last moment, Flitsa …).

Ở khu vực châu Á đặc biệt là ở Đông Nam Á, Yanni lại có rất đông người hâm mộ. Những chuyến lưu diễn của anh ở khu vực này được ủng hộ một cách cuồng nhiệt. Sau Live at the Acropolis, Yanni đã thực hiện hai chuyến lưu diễn liên tiếp ở Ấn Độ (biểu diễn ở trước Lăng Taj Mahal nổi tiếng) và ở Trung Quốc (tại Tử Cấm Thành và quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh).  Đêm diễn ở Bắc Kinh thật tự là một hiện tượng, anh đã nhận được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của chính quyền thành phố Bắc Kinh, được biểu diễn ngay trong Tử cấm thành và được phép lấy Hoàng cung để dựng cảnh. Sau “asia tour” này, Yanni thật sự choáng ngợp  trước tầm vóc vĩ đại của văn minh, văn hoá châu Á dẫu rằng trước đó đã chuẩn bị trước một số hiểu biết cơ bản.

Album mới nhất - If I could tell You của anh hiện đang được người hâm mộ Việt Nam đón nhận cuồng nhiệt tất nhiên là trong đó có cả những người  Bình Định. Có nhà phê bình đã ví von, với If I could tell You, Yanni đã vẽ nên một giấc mơ châu Á với những giai điệu, sắc màu huyền thoại. Thật vậy, không có những không gian hoành tráng, không có những “cú lắc” đột ngột làm người nghe ngây ngất. Lần này Yanni đã phác thảo ra một sân chơi trong đó công chúng dường như có thể trò chuyện không chỉ với anh mà còn với cả từng nhạc công. Cảm xúc của người nghe đã quyện vào âm nhạc Yanni. Nét nhạc đi một lời tâm sự cần được sẻ chia, vỗ về (The flame within, A walk in the rain …). Một cành hoa đôi lúc cũng gợi nhớ về thưở ấu thơ xa lắc xa lơ nào đó đã nhạt nhoà trong ký ức, âm nhạc của Yanni như con thuyền đưa ta về buổi niên thiếu nay chỉ còn trong hoài niệm luyến thương đó (With an orchid, In your eye …). If I could tell You có rất nhiều tiếng róc rách như suối nguồn trong vắt một cách dễ chịu (On sacred ground, Midnight hymn …) hoặc vút vào không gian bao la bằng một tiếng flute mảnh mai. Nghe những đoạn nhạc như vậy, nhắm mắt lại ta có cảm giác như đang bay trên thảo nguyên bao la trong tiếng chuông chiều bình yên, tiếng mõ gia súc lộc cộc hiền lành

Các album của Yanni đang được tiêu thụ khá đều đặn trên thị trường Quy Nhơn. Người hâm mộ không chỉ tìm mua những albụm mới như If I could tell you mà còn lùng mua cả những chương trình đã cũ như Tribute, Live at the Acropolis… điều này chứng tỏ sức sống bền vững của những giấc mơ mà Yanni đã vẽ nên.

Đôi nét về Yanni

Yanni sinh ngày 14/11/1954 tại thành phố biển Kalamata (Hy Lạp), tên đầy đủ là Yanni Chryssomalis. Mơ ước thời niên thiếu là trở thành một vận động viên bơi lội (Anh đã đoạt kỷ lục quốc gia năm 14 tuổi). Tốt nghiệp khoa Tâm lý học tại Đại học Minnesota (Hoa Kỳ) anh không đi làm mà lập ban nhạc rock Chameleon. Ban nhạc này không gặt hái được thành công nào. Cuối thập kỷ 80, chịu ảnh hưởng của ban Genesis (khi đó vẫn còn Phil Colins) và chuyển sang sáng tác, chơi nhạc hoà tấu và lập tức gây được chú ý. Năm 1990 đợt biểu diễn tại nhà  hát Radio city music hall kéo dài trong mười ngày và bán sạch vé ngay trong ngày đầu (lặp lại kỷ lục của Bette Midler – diva nổi tiếng với những ca khúc như Night & Day, Beauty and the best …). Hịên nay anh đang thực hiện mọt tour lưu diễn mới tại Hoa Kỳ.

Bá Phùng

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Phải thắng được Thể Công  (21/02/2003)
Nhớ nghệ nhân Hồng Thu  (21/02/2003)
Nghệ sĩ Văn Vỹ và niềm say mê diễn tuồng  (21/02/2003)
Sông Lam Nghệ An - Bình Định 1-0: Đội chủ nhà đã tận dụng được lợi thế  (21/02/2003)
Ẩn ngữ của đất  (21/02/2003)
Mùa xuân từ những cánh đồi trọc  (21/02/2003)
Mùa xuân, nhớ Bình Định xưa…  (21/02/2003)
Vua và em  (21/02/2003)
Nguyễn Huệ – một thiên tài quân sự kiệt xuất  (21/02/2003)
Làng phong Quy Hoà - một quần thể kiến trúc độc đáo  (21/02/2003)
Chợ rượu hoàng cung xưa   (21/02/2003)
Cầu thủ Tây ăn Tết ta   (21/02/2003)
Nỗi nhớ Bác Hồ và tiếng hát mùa xuân   (21/02/2003)
Những bà vợ của Hoàng đế Quang Trung  (21/02/2003)
Đa dạng sắc màu báo Tết  (21/02/2003)